Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ rốt ráo chuẩn bị cho cuộc đối mặt đầu tiên

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị theo hai chiến lược khác nhau cho cuộc tranh luận tổng thống vào ngày 10/9 sắp tới. Đây sẽ là lần đối đầu trực tiếp đầu tiên kể từ khi đảng Dân chủ thay đổi đội hình ứng cử viên…

Ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris và ứng cử viên Đảng Cộng hoà Donald Trump sẽ có cuộc đối đầu trực tiếp trong buổi tranh luận tổng thống vào ngày 10/9 tới
Ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris và ứng cử viên Đảng Cộng hoà Donald Trump sẽ có cuộc đối đầu trực tiếp trong buổi tranh luận tổng thống vào ngày 10/9 tới

Thời điểm một tuần trước cuộc tranh luận ngày 10/9 tại Philadelphia là cơ hội cuối để các ứng cử viên tổng thống Mỹ xác lập chiến lược của họ. Đây cũng là dịp để giới quan sát có thể dự đoán trước các “đòn tấn công” mà hai ứng cử viên đã chuẩn bị.

Kể từ khi Tổng thống Joe Biden rút lui và bà Kamala Harris được bầu chọn thay thế, ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã không ngừng công kích đối thủ mới. Ông chẳng ngại ngần đào sâu vào vấn đề cá nhân, chỉ trích bà Harris ít tham gia họp báo và phỏng vấn công khai cũng như liên tục đỗ lỗi cho các chính sách của chính quyền Biden gây lạm phát và giá cả tăng cao….

Trong khi đó, bà Kamala Harris lại tập trung vào việc điều chỉnh một số quan điểm bà từng đưa ra trong chiến dịch tranh cử sơ bộ năm 2019. Tại cuộc phỏng vấn với CNN vào tuần trước - cũng là cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi trở thành ứng viên Đảng Dân chủ, bà Kamala Harris lập luận rằng những giá trị cốt lõi của bà vẫn được giữ vững, dù cho quan điểm về một vài vấn đề đã thay đổi.

Bà Harris cũng dự định phát biểu tại New Hampshire vào 4/9 để công bố phần tiếp theo trong kế hoạch kinh tế của mình, tập trung vào đổi mới, khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một trong những ưu tiên hàng đầu được ứng viên Đảng Dân chủ hứa hẹn là triển khai tín dụng thuế để hỗ trợ người Mỹ bắt đầu và phát triển doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong phần lớn thời gian của tuần, bà Harris không còn lịch trình công cộng nào khác ngoài cuộc vận động tại các bang “tường xanh” (blue wall states) vào hôm 2/9.

Ngược lại, cựu Tổng thống Donald Trump đẩy mạnh các hoạt động trong tuần này sau khi bỏ qua chiến dịch trong dịp nghỉ lễ Lao động. Ông sẽ tham gia trực tuyến Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo Hàng năm của Liên minh Do Thái Cộng hòa tại Las Vegas vào thứ Tư và phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế New York vào thứ Năm trước khi tổ chức một cuộc mít tinh tại Wisconsin vào thứ Bảy.

Ở đó, ông Donald Trump có thể sẽ tiếp tục trình bày các đề xuất kinh tế của mình. Vào tháng trước, tại cuộc mít tinh ở North Carolina, ông tuyên bố sẽ áp thuế lên các quốc gia khác và ký một sắc lệnh hành pháp để đối phó với lạm phát ngay trong ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai.

Bà Kamala Harris cũng đã tìm cách củng cố nền tảng chính sách của mình, cân bằng giữa việc vận động các thành tựu đạt được trong thời chính quyền Joe Biden và xác định các ưu tiên mới của riêng mình.

Trong một bài phát biểu kinh tế vào tháng trước, bà Harris cam kết tập trung vào cuộc chiến chống chặt chém giá cả, “hạ nhiệt” chi phí thực phẩm, cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu, giảm gánh nặng nợ y tế và chi phí thuốc kê đơn và hỗ trợ việc mua và thuê nhà trở nên dễ dàng hơn.

Cuộc tranh luận tổng thống vào tuần tới diễn ra sau nhiều tuần đàm phán giữa hai chiến dịch về lịch trình và quy tắc của sự kiện. Thông thường, các ứng viên sẽ bị tắt micro khi không phải lượt họ phát biểu. Nhưng đội ngũ của bà Harris đã phản đối quy tắc này trong khi ông Donald Trump lại đưa ra một số thông điệp mâu thuẫn.

Trước đó, cựu tổng thống Donald Trump từng đồng ý tham gia cuộc tranh luận do Fox News tổ chức vào ngày 4/9. Nhưng khi bà Harris từ chối sự kiện đó, ông Trump tuyên bố sẽ đồng hành cùng Fox News để tổ chức riêng một buổi gặp gỡ với các cử tri tại Hội trường New Holland Arena.

Xem thêm

Kamala Harris: Người phụ nữ da màu quyền lực nhất nước Mỹ

Kamala Harris: Người phụ nữ da màu quyền lực nhất nước Mỹ

Bà Kamala Harris, Phó Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, đã trở thành biểu tượng của sự bình đẳng, công lý và tiến bộ. Trong bối cảnh chính trị hiện nay, bà Harris không chỉ là người kế thừa vị trí của Tổng thống Joe Biden mà còn là niềm hy vọng mới cho tương lai của nước Mỹ…

Nhóm cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi nếu ông Trump tái đắc cử?

Nhóm cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi nếu ông Trump tái đắc cử?

Trong năm đầu tiên ông Trump đắc cử, VN-Index tăng 58%, 2 năm sau đó tăng 46% và cuối nhiệm kỳ của ông Trump thì đại dịch Covid-19 bùng phát nhưng tổng kết sau 4 năm, VN-Index vẫn tăng 65%. Các ngành ngân hàng, dầu khí và công nghiệp đồng loạt ghi nhận kết quả khởi sắc…

Elon Musk cùng nhiều tỷ phú lên tiếng ủng hộ ông Donald Trump

Elon Musk cùng nhiều tỷ phú lên tiếng ủng hộ ông Donald Trump

Vụ ám sát bất thành xảy ra hôm 13/7 đã làm rúng động toàn cầu, thu hút phản ứng mạnh mẽ từ những cá nhân và tổ chức vốn thường giữ im lặng trước những biến động chính trị Mỹ. Trong đó, có nhiều doanh nhân lớn đã lên tiếng ủng hộ ông Donald Trump…

Có thể bạn quan tâm

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…

Nhà sáng lập Telegram Pavel Durov

CEO Telegram Pavel Durov bị bắt tại Pháp

Tỷ phú Pavel Durov đã bị bắt giữ tại sân bay Bourget gần Paris vào tối thứ Bảy, theo thông tin từ kênh truyền hình TF1 và BFM, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh…

PwC Trung Quốc

PwC có thể bị cấm hoạt động 6 tháng tại Trung Quốc vì vụ Evergrande

PwC Trung Quốc đã thông báo với khách hàng rằng ​​chính quyền Trung Quốc có thể sẽ áp dụng lệnh cấm kinh doanh đối với ông lớn này trong 6 tháng, như một phần của hình phạt liên quan đến việc PwC Trung Quốc là đơn vị kiểm toán đối với ông lớn bất động sản Evergrande đã phá sản.

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Tập đoàn thời trang nhanh Shein đã đệ đơn kiện đối thủ Temu về vấn đề vi phạm bản quyền, sao chép thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, bản thân Shein cũng đang đối mặt với vô số cáo buộc đạo nhái từ các thương hiệu khác…

Tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc cao kỷ lục

Tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc cao kỷ lục

Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm thanh thiếu niên Trung Quốc đã tăng vọt lên 17,1% vào tháng 7, mức cao nhất trong tám tháng kể từ khi Cục Thống kê (NBS) nước này áp dụng phương pháp tính mới…