Bà Kamala Harris cam kết cắt giảm thuế nếu đắc cử Tổng thống Mỹ

Ứng viên tổng thống Mỹ Kamala Harris đã công bố kế hoạch kinh tế của mình tại buổi mít tinh ở bang Bắc Carolina, nhấn mạnh vào mục tiêu xây dựng một "nền kinh tế cơ hội" tập trung vào tầng lớp trung lưu…

Ứng viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu trong sự kiện chiều 16/8 tại tiểu bang Bắc Carolina (Mỹ)
Ứng viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu trong sự kiện chiều 16/8 tại tiểu bang Bắc Carolina (Mỹ)

Tại sự kiện quan trọng chiều 16/8 ở tiểu bang Bắc Carolina, bà Kamala Harris đã có bài phát biểu đầu tiên tập trung vào các chính sách kinh tế với tư cách là ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ.

Trong đó, bà Harris đưa ra các cam kết đối với ưu đãi thuế, ổn định chi phí sinh hoạt, đẩy mạnh xây dựng nhiều nhà ở giá rẻ hơn cho người dân... Tất cả những sáng kiến này đều là một phần của "nền kinh tế cơ hội" mà bà Harris dự định sẽ thúc đẩy nếu giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Các chi tiết của kế hoạch sẽ tiếp tục được hé lộ trong những tuần tới, với khả năng có tính tương phản rõ rệt so với đối thủ Donald Trump của Đảng Cộng hoà, cụ thể là ở các dự thảo về thuế.

Trong bài phát biểu của mình, bà Harris nhận xét: “Donald Trump dự định cắt giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21% ngay cả khi họ đang thu về lợi nhuận kỷ lục. Và đó là chưa kể đến khoản cắt giảm thuế trị giá 2 nghìn tỷ USD mà ông ấy đã ký thành luật khi còn là tổng thống, chủ yếu dành cho những người Mỹ giàu có nhất và các tập đoàn lớn. Tôi nghĩ nếu bạn muốn biết ai đó quan tâm đến điều gì, hãy nhìn vào những thứ mà họ đang đấu tranh cho”.

"Dưới kế hoạch của tôi, hơn 100 triệu người dân Mỹ sẽ được giảm thuế", bà Harris nhắc lại lời hứa trước đó về việc không tăng thuế đối với những người có thu nhập dưới 400.000 USD/năm, khôi phục và tín dụng thuế cho trẻ em với khoản hỗ trợ thuế lên đến 6.000 USD cho các bậc cha mẹ.

Ngoài ra, ứng viên Đảng Dân chủ còn nêu bật các biện pháp hỗ trợ người mua nhà lần đầu tiên với khoản tín dụng 25.000 USD, mở rộng trợ cấp thuê nhà và ngăn chặn tình trạng đẩy giá thuê tăng đột biến. Bà Harris dự định sẽ đặt ra giới hạn về tỷ lệ sở hữu bất động sản của các công ty, tập đoàn lớn; nhằm tạo cơ hội công bằng và khuyến khích các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia vào thị trường bất động sản.

Để giảm chi phí sinh hoạt, bà Harris cho biết bà sẽ cắt giảm những thủ tục hành chính không cần thiết, điều tra các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong chuỗi cung ứng thực phẩm và đề xuất một lệnh cấm liên bang đối với việc lợi dụng tình trạng khan hiếm hàng hóa để tăng giá trong ngành thực phẩm.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cũng thúc đẩy kế hoạch giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, xóa nợ y tế và nhấn mạnh việc chính quyền Joe Biden đã đàm phán thành công để hạ giá 10 loại thuốc kê đơn bán chạy nhất mà hệ thống Medicare sử dụng.

"Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một thứ mà tôi gọi là “nền kinh tế cơ hội”. Hỗ trợ tầng lớp trung lưu sẽ là mục tiêu trọng yếu trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi vì tôi tin chắc rằng khi tầng lớp trung lưu mạnh, nước Mỹ sẽ mạnh”, bà Kamala Harris khẳng định.

Thuật ngữ “nền kinh tế cơ hội” mà bà Harris nhắc đến có liên quan tới đạo luật Economic Opportunity Act (EOA) được chính phủ Mỹ ban hành nhằm thiết lập một loạt các chương trình xã hội để hỗ trợ giáo dục, y tế, việc làm và phúc lợi chung cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Đạo luật này được Tổng thống Lyndon B. Johnson ký thành luật vào tháng 8/1964.

Những tuyên bố của bà Kamala Harris được đưa ra trước thềm hội nghị toàn quốc của Đảng Dân chủ sẽ diễn ra vào tuần tới tại Chicago.

Xem thêm

Kamala Harris: Người phụ nữ da màu quyền lực nhất nước Mỹ

Kamala Harris: Người phụ nữ da màu quyền lực nhất nước Mỹ

Bà Kamala Harris, Phó Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, đã trở thành biểu tượng của sự bình đẳng, công lý và tiến bộ. Trong bối cảnh chính trị hiện nay, bà Harris không chỉ là người kế thừa vị trí của Tổng thống Joe Biden mà còn là niềm hy vọng mới cho tương lai của nước Mỹ…

Góc nhìn kinh tế của bà Kamala Harris

Góc nhìn kinh tế của bà Kamala Harris

Trước khả năng bà Kamala Harris có thể trở thành ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Mỹ, cùng nhìn lại những quan điểm và lập trường của bà về một số vấn đề kinh tế - xã hội nổi cộm…

Elon Musk cùng nhiều tỷ phú lên tiếng ủng hộ ông Donald Trump

Elon Musk cùng nhiều tỷ phú lên tiếng ủng hộ ông Donald Trump

Vụ ám sát bất thành xảy ra hôm 13/7 đã làm rúng động toàn cầu, thu hút phản ứng mạnh mẽ từ những cá nhân và tổ chức vốn thường giữ im lặng trước những biến động chính trị Mỹ. Trong đó, có nhiều doanh nhân lớn đã lên tiếng ủng hộ ông Donald Trump…

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

"Đội quân" tỷ phú của chính quyền Trump 2.0

"Đội quân" tỷ phú của chính quyền Trump 2.0

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đề cử hàng loạt ứng viên tài năng, bao gồm nhiều tỷ phú và doanh nhân nổi tiếng, vào các vị trí quan trọng trong chính quyền 2.0 của mình…

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…