Cổ phiếu ngành gỗ: Vững tay chèo, vượt qua khó khăn

Giá cổ phiếu gỗ và sản phẩm gỗ hiện được giao dịch ở mức PE trung bình là 9,3 lần. Định giá cổ phiếu gỗ và các sản phẩm gỗ đang ở mức hợp lý do nhu cầu toàn cầu giảm và áp lực tới biên lợi nhuận gộp vẫn còn ít nhất cho đến quý 4/2023...
cổ phiếu

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2022 ghi nhận kết quả tích cực, đạt 371,5 tỷ USD tăng 10,6% so với cùng kỳ nhờ đóng góp lớn từ các ngành xuất khẩu chủ lực như gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may và giày dép.

Sụt giảm từ quý 4/2022

Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ bắt đầu sụt giảm nhẹ trong quý 4/ 2022 giảm 1,4% so với cùng kỳ và 6,9% so với quý trước, xuống còn 3,6 tỷ USD do nhu cầu yếu của thị trường Mỹ. Giá nhà cao tại Mỹ trong quý 4/2022 ảnh hưởng đến nhu cầu mua nhà và nội thất gia đình. 

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022 vẫn đạt 15,8 tỷ USD, hoàn thành 95,7% kế hoạch năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Xét theo khu vực, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam với giá trị nhập khẩu là 8,6 tỷ USD giảm 1,3% so với cùng kỳ do nhu cầu yếu trong nửa cuối năm 2022. Còn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Nhật Bản lại tăng mạnh đạt 2,15 tỷ USD và 1,89 tỷ USD, tăng lần lượt 43,8% và 31,4% so với cùng kỳ.

Về sản phẩm, đồ gỗ nội thất là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu gỗ và sản phẩm gỗ, chiếm 62,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Gỗ dăm là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai trong năm 2022, đạt 2,6 tỷ USD, tăng 54,4% so với cùng kỳ. Nguồn năng lượng ngày càng khan hiếm tại nhiều quốc gia trên thế giới là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ của Việt Nam trong năm 2022.

2 tháng đầu năm 2023, các ngành xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục ảm đạm, trong đó xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm 34,8% so với cùng kỳ do chịu áp lực từ việc thị trường nhà ở của Mỹ suy yếu. 

Còn đó nhiều thách thức

Trong báo cáo triển vọng ngành gỗ năm 2023, chứng khoán VNDirect nhận định, triển vọng vĩ mô kém khả quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản nhà ở và xây dựng nhà ở. Lãi suất cho vay mua nhà của Mỹ tăng lên 6,1%, mức cao nhất kể từ năm 2011 trong khi giá nhà trung bình tăng 10,4% so với cùng kỳ trong quý 4/2022. Điều này đã làm giảm sức mua nhà tại Mỹ. 

“Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ có tỷ trong xuất khẩu cao tới thị trường Mỹ như PTB, GDT, SAV sẽ bị sụt giảm doanh thu xuất khẩu khoảng 10 - 15% so với cùng kỳ trong năm 2023. Theo đó, ước tính biên lợi nhuận gộp của ngành sẽ giảm 0,6-1 điểm % trong 2023 do giá bán trung bình sẽ thấp”, nhóm chuyên gia chứng khoán VNDirect nhận định.

Chứng khoán VNDirect kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của các công ty gỗ và sản phẩm gỗ sẽ giảm nhẹ vào năm 2023 trước khi cải thiện vào năm 2024. Biên gộp của ngành sẽ giảm 0,6-1 điểm phần trăm trong năm 2023.

Đối với các doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ, thách thức nhiều hơn thuận lợi sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại. Trung Quốc là thị trường  nhập khẩu gỗ lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 13% tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2022 là gỗ nguyên liệu (mã HS44) với hơn 20 mặt hàng, chủ yếu là dăm gỗ. 

Hiện dăm gỗ xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, chưa niêm yết. Ngược lại, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gỗ chính của Việt Nam, chiếm 37% thị phần vào năm 2022. Việc mở cửa trở lại một số mặt hàng xuất khẩu ròng của Trung Quốc có thể giúp giảm chi phí  đầu vào của các doanh nghiệp gỗ như PTB, TTF, GDT.

Mặt khác, Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế có thể đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp nội thất gỗ trong năm 2023. Hiện Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Hai quốc gia đang có thị phần tại Mỹ ngang nhau, ở mức 31%. Các công ty gỗ và sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ cao như PTB, NHT, GDT sẽ gặp khó khăn trong nửa sau 2023.

Cổ phiếu nào sáng giá?

Giá cổ phiếu gỗ và sản phẩm gỗ hiện được giao dịch ở mức PE trung bình là 9,3 lần. Định giá cổ phiếu gỗ và các sản phẩm gỗ đang ở mức hợp lý do nhu cầu toàn cầu giảm và áp lực tới biên lợi nhuận gộp vẫn còn ít nhất cho đến quý 4/2023. 

Do đó, nhóm chuyên gia chứng khoán VNDirect đưa ra khuyến nghị đầu tư vào 2 cổ phiếu sáng giá ngành gỗ và các sản phẩm gỗ gồm ACG và PTB.

Cụ thể, Công ty Cổ phần gỗ An Cường (ACG) với giá cổ phiếu mục tiêu 1 năm là 69.200 đồng/cổ phiếu. Hiện tại, ACG được giao dịch ở mức PE năm 2023 là 8,3 lần, thấp hơn 47,1% so với mức trung bình 1 năm là 15,7 lần. Đây là mức định giá khá hấp dẫn đối với một công ty hàng đầu về gỗ ép tại thị trường trong nước. Giá cổ phiếu ACG tại ngày 21/3 đang giao dịch ở mức 41.250 đồng/cổ phiếu. 

Tổng số phòng trưng bày, trung tâm phân phối và phòng trưng bày đại lý của ACG đạt 81 cửa hàng vào quý 4/2022 so với 51 vào quý 3/2022. Ban lãnh đạo của công ty này cũng đặt mục tiêu đến giữa năm 2023, các điểm showroom sẽ phủ khắp 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam từ 50 tỉnh/thành phố hiện tại.

Về triển vọng doanh thu xuất khẩu dài hạn của ACG từ năm 2023-2025 cũng lạc quan vì trong quý 2/2022, ACG đã ký kết hợp tác với Sumitomo, công ty bất động sản Mỹ điều này sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu của ACG trong năm 2023- 2024.

cổ phiếu

Đối với Công ty Cổ phần Phú Tài (PTB) giá cổ phiếu mục tiêu 1 năm là 48.200 đồng/cổ phiếu. Trên thị trường cổ phiếu PTB đang giao dịch ở mức 39.700 đồng/cổ phiếu.

Năm 2023, PTB đặt mục tiêu tăng cường hoạt động kinh doanh sản xuất đá thạch anh khi công ty đã mở rộng tệp khách hàng của mình thông qua các hội chợ thương mại ở Mỹ vào quý 3/2022. 

Chứng khoán VNDirect dự báo mảng thạch anh của công ty sẽ tăng trưởng 45% so với cùng kỳ, đóng góp 12,4% vào doanh thu của PTB trong năm 2023-2024. Nhu cầu sẽ phục hồi trong quý 1/2204 do mức nền thấp trong quý 1/2203 và lãi suất cho vay mua nhà và giá nhà tại thị trường Mỹ hạ nhiệt sẽ là yếu tố hỗ trợ cho sự phục hồi mảng kinh doanh cốt lõi của PTB.

Xem thêm

Xu thế chứng khoán tuần 20-24/3: Rung lắc dữ dội vẫn sẽ xảy ra

Xu thế chứng khoán tuần 20-24/3: Rung lắc dữ dội vẫn sẽ xảy ra

Khuyến nghị nhà đầu tư vẫn là mua mới trong các phiên giảm mạnh và bán trong các phiên hưng phấn khi tăng điểm với thanh khoản không cải thiện. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể tập trung vào các mã cổ phiếu mạnh và duy trì tích cực bình quân 50 phiên…

Có thể bạn quan tâm

VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy và hồi phục nhẹ

VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy và hồi phục nhẹ

Việc xuất hiện lực cầu gia tăng khi chỉ số quay về vùng 1.250-1.260 điểm cho thấy đây là mốc hỗ trợ đáng tin cậy của thị trường trong ngắn hạn. Chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy và hồi phục nhẹ với kháng cự gần nhất là vùng 1.280 điểm...

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

Nửa đầu năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với nhiều biến động do tăng trưởng GDP có thể chậm lại và đồng VND chịu áp lực. Tuy nhiên, triển vọng tích cực hơn được kỳ vọng vào cuối năm khi các yếu tố này có thể đảo chiều, mở ra cơ hội phục hồi...

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm vào thứ Sáu khi báo cáo lạm phát mới và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm dịu bớt lo ngại về tình hình tăng lãi suất vào năm sau…