Công ty Israel Rafael giới thiệu tên lửa hành trình đa năng Sea Breaker

Ngày 29/6, công ty Israel Rafael giới thiệu một vũ khí mới, tên lửa hành trình tầm xa tự động hóa “Sea Breaker”, phóng từ các phương tiện mang trên biển hoặc trên măt đất.

Theo thông tin ban đầu, đây là tên lửa hành trình robot mới có độ chính xác cao, tầm bắn 300 km. phóng từ các chiến hạm trên biển và các bệ phóng trên mặt đất.

Hệ thống Sea Breaker là một vũ khí tấn công của hải quân và pháo binh "tăng cường uy lực với cấp số nhân, được thiết kế để vượt qua những thách thức khó khăn của chiến trường hiện đại" - Rafael tuyên bố. Tên lửa dài 4 mét, nặng dưới 400 kg và bay đến với tốc độ cao cận âm.

Tên lửa được trang bị khả năng dẫn đường hồng ngoại, khả năng nhận dạng mục tiêu tự động, có thể được sử dụng cả ngày và đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.

Một quan chức cấp cao của Rafael nói với các phóng viên: “Tên lửa thông minh và hiệu quả, Sea Breaker mang tất cả những tính năng kỹ chiến thuật ưu việt mà công ty Israel có được trong một tên lửa tấn công chính xác thế hệ 5.

Tên lửa có thể được sử dụng cho các mục đích chiến thuật khác nhau, thực hiện các nhiệm vụ tấn công hải đối hải, tên lửa pháo binh đất liền chống lại các mục tiêu có giá trị cao, có thể được phóng từ phương tiện mang hải quân với nhiều chủng loại chiến hạm khác nhau từ tàu tên lửa tấn công nhanh đến hộ tống hạm và khu trục hạm hạng nhẹ.

Theo công ty, kiến ​​trúc kiểu các khẩu đội tác chiến cho phép hệ thống tên lửa có thể tác chiến độc lập hoặc hoạt động như phương tiện phóng tích hợp với Tổ hợp chỉ huy và điều khiển hỏa lực (CCU) cùng các loại cảm biến (radar, hệ thống quang điện tử) khác nhau. Tên lửa được trang bị khí tài tìm kiếm, phát hiện mục tiêu quang ảnh hồng ngoại và có thể được sử dụng hiệu quả trong nhiệm vụ hình thành khu vực chống tiếp xúc, ngăn chặn xâm nhâp (A2 / AD).

Tên có thể tấn công các mục tiêu trên vùng nước ven biển hoặc nước nông, bao gồm các quần đảo, có thể tấn công các mục tiêu mà “tên lửa sử dụng khí tài tìm kiếm bằng sóng vô tuyến RF thế hệ trước không hiệu quả”.

Theo các quan chức cấp cao của Rafael, công ty sử dụng những tính năng kỹ chiến thuật ưu việt của cả tên lửa SPIKE NLOS và SPICE, kết hợp lại để phát triển Sea Breaker.

Sử dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo, những công nghệ tiên tiến khác như Máy học sâu và đối sánh cảnh trên cơ sở dữ liệu lớn (Big data), tên lửa có thể tự động thu nhận và theo dõi, giám sát mục tiêu.

Tên lửa được trang bị hệ thống hỗ trợ liên kết dữ liệu chiến thuật, cho phép trắc thủ ra quyết định và cập nhật chiến thuật tấn công mục tiêu dựa trên cơ sở truyền dữ liệu 2 chiều thời gian thực.

Tên lửa có thể được sử dụng môi trường tác chiến mà GPS bị vô hiệu hóa, miễn nhiễm với các biện pháp tấn công điện tử (ECM) có khả năng chống nhiễu cao. Sea Breaker cũng có khả năng thay đổi đường bay giữa chừng, đánh giá thiệt hại chiến đấu để trắc thủ có thể quan sát mục tiêu sau khi phóng tên lửa. Đây là tính năng chiến thuật của đạn lượn thông minh (UAV mang bom).

Rafael nhấn mạnh: “Đây là vũ khí tấn công đa năng, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu“ khi kíp trắc thủ điều khiến muốn, theo phương thức tấn công và hướng tấn công hiệu quả nhất”.

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...