Công ty thiết bị chip hàng đầu Nhật Bản từ chối làm việc với Trung Quốc

Công ty Tokyo Electron, nhà cung cấp thiết bị sản xuất chất bán dẫn đứng thứ 3 thế giới, sẽ không cung cấp hàng cho khách hàng Trung Quốc trong danh sách đen của Washington.
Công ty thiết bị chip hàng đầu Nhật Bản từ chối làm việc với Trung Quốc

Quyết định này cho thấy Washington đang nỗ lực ngăn chặn việc các công ty trong và ngoài nước bán công nghệ cho các công ty Trung Quốc – trong đó có Huawei Technologies. Trung Quốc, vốn “mắc kẹt” trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, đang cố gắng xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình để giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp của Mỹ, Nhật và châu Âu.

Giám đốc điều hành của Tokyo Electron cho biết “Chúng tôi sẽ không việc với các khách hàng Trung Quốc bị cấm”. Ông nói thêm: “Điều quan trọng đối với chúng tôi là chính phủ và ngành công nghiệp Hoa Kỳ thấy được rằng Tokyo Electron là một công ty công bằng” – ông cũng nhấn mạnh mối quan hệ lâu dài với Hoa Kỳ kể từ năm 1960.

Một nhà cung cấp thiết bị chip lớn khác của Nhật Bản cũng đang xem xét tạm dừng các lô hàng cho công ty Trung Quốc trong danh sách đen, theo nguồn tin giấu tên cho biết. Nhiều giám đốc điều hành của các nhà cung cấp thiết bị khác cũng thông báo về quá trình liên lạc chặt chẽ của họ với Bộ công nghiệp Nhật Bản. “Chúng tôi chưa nhận được chỉ thị cụ thể từ Bộ, nhưng bản thân công ty biết rằng chúng tôi có thể sẽ gặp rắc rối nếu tận dung lệnh cấm xuất khẩu của Hoa Kỳ để mở rộng kinh doanh với Trung Quốc”, một nhà điều hành nói.

Giám đốc điều hành Tokyo Electron không nêu chính xác tên của các khách hàng, nhưng nhà sản xuất chip bộ nhớ tích hợp Fujian Jinhua Integrated Circuit Co hiện đang nắm trong danh sách các đối tượng không được mua hàng công nghệ từ các công ty Hoa Kỳ. Bên cạnh Fujian Jinhua, rất nhiều công ty Trung Quốc khác đang nằm trong “danh sách đỏ” – mà các công ty Hoa Kỳ khuyên các nhà cung cấp nên tránh.

Nhà thiết kế chip ARM của Anh, thuộc sở hữu công ty SoftBank Nhật Bản, cũng đã tạm dừng giao thương với Huawei, có khả năng khiến qui trình sản xuất điện thoại thông minh trong tương lai của “người khổng lồ Trung Quốc” bị tê liệt. Tuy nhiên, công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan – cái tên hàng đầu thế giới về sản xuất chip cho biết họ sẽ tiếp tục là cung cấp cho Huawei.

Theo qui định của luật pháp Hoa Kỳ, bất cứ sản phẩm nào có tổng lượng thành phần thuộc Hoa Kỳ từ 25% trở lên sẽ đều phải tuân theo các hạn chế kiểm soát nhập khẩu của nước này. Nhưng các giám đốc điều hành thiết bị chip Nhật Bản không đề cập đếnviệc  đó như là lí do để cắt nguồn cung cho các công ty Trung Quốc.

Nhật Bản có tới 5 công ty xếp hạng top 10 công ty thiết bị chip hàng đầu thế giới. Tuy ngành công nghiệp thiết bị chip chuyên dụng tương đối nhỏ, nhưng lại có tầm quan trọng chiến lược đối với tất cả các nhà sản xuất chất bán dẫn. Sản xuất chip có liên quan đến nhiều qui trình, đồi hỏi các loại thiết bị khác nhau. Mỗi phân khúc thị trường thường được chi phối bới một vài đại diện tiêu biểu. Tokyo Electron kiểm soát gần 90% thị trường cho các nhà phát triển và nhà sản xuất vi mạnh.

Bắc Kinh đã mạnh mẽ đầu tư để phát triền các nhà cung cấp thiết bị chip trong nước như một phần trong nỗ lực đạt được mục tiêu sản xuất 70% chất bán dẫn của riêng mình vào năm 2025. Nhưng các nguồn tin trong ngành cho biết, các nhà cung cấp này vẫn còn một chặng đường dài, dẫn đến việc Trung Quốc vẫn sẽ phải phụ thuộc nhiều vào thiết bị nhập khẩu.

Nhiều nhà sản xuất thiết bị chip dự báo về khả năng lợi nhuận sẽ giảm đáng kể trong năm nay khi cuộc chiến Mỹ-Trung tác động xấu tới nhu cầu về thiết bị chip điện tử toàn cầu.

 Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...

Mỹ mở cuộc điều tra gỗ nhập khẩu

Mỹ mở cuộc điều tra gỗ nhập khẩu

Tổng thống Mỹ đã ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra thương mại mới về gỗ nhập khẩu trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng với Canada và Mexico…