Cuộc chiến Google - Amazon: Trâu bò đánh nhau, ruồi nào chết?

Cuộc chiến của hai “cường doanh” làng công nghệ thế giới Google và Amazon đang bước vào giai đoạn cao trào khi Google (một lần nữa) chặn ứng dụng YouTube trên các thiết bị cu
Cuộc chiến Google - Amazon: Trâu bò đánh nhau, ruồi nào chết?

Và câu hỏi được đặt ra chính là, trong trận chiến này, ai sẽ phải chịu thua thiệt: Google, Amazon hay “kẻ thứ ba” nào khác?

Trận chiến mang tên "đàm phán”...

Trong tuyên bố gần đây nhất, đại diện của google cho biết, việc chặn YouTube trên các thiết bị Fire TV và Echo Show là do thất bại khi đàm phán với Amazon. “Chúng tôi đã cố gắng đạt được thỏa thuận với Amazon để cung cấp dịch vụ cho người sử dụng. Tuy nhiên, Amazon không tích cực hỗ trợ các sản phẩm của Google như Chromecast, Google Home hay Prime Video cho người dùng Chrome cast. Tháng trước, Amazon cũng ngừng bán các sản phẩm của Nest trên website của mình”, đại diện Google cho biết rõ hơn.

Trong lần ngăn chặn đầu tiên của google, phía Amazon khẳng định, những người dùng Echo Show và Fire TV vẫn có thể truy cập YouTube thông qua trình duyệt web thay vì bằng ứng dụng và tỏ rõ thái độ trước hành động này. “Đây là hành động đáng thất vọng. Chúng tôi hy vọng có thể giải quyết vấn đề này với Google sớm nhất có thể”. Nhưng trong lần ngăn chặn thứ hai này, cho đến nay, phía Amazon vẫn chưa có bất kỳ phản ứng nào.

Nếu hai công ty không đạt được một thỏa thuận nào, YouTube sẽ ngừng hoạt động trên Fire TV của amazon từ ngày 1/1/2018 và dự kiến đã biến mất khỏi Echo Show vào cuối năm sau.

... hay mang tên “cuộc chạy đua”

Với vị trí là hãng bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới, Amazon là “kho hàng” khổng lồ mà chỉ cần với một cú “click” chuột, khách hàng có thể mua bất cứ sản phẩm nào mà họ cần. Trong khi đó, những kết quả do cỗ máy tìm kiếm độc nhất vô nhị của google lại cung cấp mọi thông tin để khách hàng có thể quyết định trước khi mua sản phẩm. Chính vì vậy, động thái này của Google được đánh giá là để gây áp lực buộc Amazon phải bán các sản phẩm của hãng.

Nhưng hiện nay, Google và Amazon đều là “đại gia công nghệ”, thống trị hầu hết lĩnh vực quan trọng của thương mại điện tử và thông tin liên lạc. Và khi đều ở vị trí của những “kẻ đứng đầu”, Google và Amazon đều muốn củng cố vị thế này. Bằng chứng là hai doanh nghiệp này đang tích cực phát triển những mảng kinh doanh ngày càng có xu hướng “giống nhau” và “chồng chéo” lên nhau, bao gồm cả cung ứng dịch vụ và thiết bị (phần cứng), đơn cử như điện toán đám mây, tìm kiếm online cho đến thiết bị điều khiển bằng giọng nói...

Trước đây, Amazon đã từng nghiên cứu giải pháp truyền phát các phiên bản Youtube không chính hãng trên các thiết bị do hãng sản xuất. Chính vì vậy, việc Google “tước đoạt” Youtube trên các thiết bị của Amazon lần thứ hai giống như một vụ “big-bang” mà ở đó tiềm ẩn hai tình huống có thể xảy ra: Amazon có thể sẽ “hàng phục”, chấp nhận một thoả thuận nào đó để tránh áp lực hoặc “quật khởi” tự phát triển các ứng dụng để không còn phụ thuộc vào google mà tiêu biểu nhất là Youtube.

Động thái mới này một lần nữa được giới chuyên gia nhận định là có thể sẽ tạo nên căng thẳng leo thang trong làng công nghệ thế giới.

Chỉ trong thời gian ngắn, Google đã hai lần chặn ứng dụng Youtube trên Echo Show (lần thứ nhất là vào cuối tháng 9 vừa qua, sau đó lại mở lại vào khoảng tháng 10 và chặn lại vào ngày 25/11 vừa qua). Trận chiến này của hai gã khổng lồ chỉ mới được nhen nhóm. Ai là kẻ thắng vẫn chưa thể ngã ngũ. Tuy nhiên, người thua cuộc thời “tiền chiến” lại khá chắc chắn: khách hàng và doanh nghiệp.

“Tiền chiến, hậu chiến”: Ai kẻ thắng, ai người thua?

Cuộc chiến Google - Amazon: Trâu bò đánh nhau, ruồi nào chết? ảnh 1

Trận chiến này của hai gã khổng lồ chỉ mới được nhen nhóm, thậm chí là có thể hoặc sẽ không bao giờ xảy ra. Ai là kẻ thắng cho đến thời điểm này và cả thời gian dài phía trước vẫn chưa thể ngã ngũ. Tuy nhiên, người chịu thiệt hại thời “tiền chiến” này đã chắc chắn: Khách hàng và cả những “người liên đới”.

Trước tiên, Youtube biến mất sẽ gây ảnh hưởng lớn cho các doanh nghiệp là khách hàng của Amazon khi Youtube là một trong những nền tảng chia sẻ video phổ biến nhất thế giới, mang lại thông tin khổng lồ cho người sử dụng cũng như là“công cụ marketing” béo bở dành của doanh nghiệp.

Chuyên gia phân tích Joanna O’connell của tờ Forrester cho biết, Amazon vô cùng giá trị đối với các doanh nghiệp khi có đến 31% khách hàng là người trưởng thành ở Mỹ sử dụng Amazon để mua sản phẩm. “Đó là điều vô cùng quý giá đối với các nhà tiếp thị khi muốn tiếp cận khách hàng tiềm năng”, Joanna O’connell khẳng định.

Trong khi đó, phần lớn doanh thu của Alphabet (công ty mẹ của Google) là từ quảng cáo, ước tính thu nhập vào khoảng 24 tỷ USD trong Quý III/2017 vừa qua. Thống kê doanh thu khác của Google cũng đạt 3,7 tỷ USD trong Quý III này. Chính vì vậy, hành động này của Google sẽ khiến nhiều doanh nghiệp phải “đau đầu” suy nghĩ: Lựa chọn đơn vị quảng cáo hay phải tăng chi phí quảng cáo nếu vẫn muốn “có tên” trong các ứng dụng của hai hãng công nghệ này.

Về phía người dùng Youtube, họ sẽ không còn có thể xem hoặc bị buộc phải gỡ bỏ video trên thiết bị Amazon đang sử dụng. hững khách hàng đăng ký Amazon Prime Video đã không còn có thể sử dụng google Chrome cast để phát trực tuyến sang TV của họ vì Amazon đã không còn hỗ trợ dịch vụ này.

Thậm chí, khách hàng sẽ gặp khá nhiều rắc rối khi phát video, hình ảnh “trực tuyến”. Bây giờ, khách hàng sở hữu Apple TV chỉ có thể truy cập để xem video mà họ đã đăng ký qua Amazon prime hoặc trả tiền qua các cửa hàng trực tuyến của Amazon - đối thủ của iTunes.

Khi không có Amazon Prime Video, Apple TV sẽ gặp bất lợi so với các phần mềm phát video trực tuyến khác như Roku khá phổ biến ở Mỹ. Điều này có thể nâng hạng đáng kể Roku, thậm chí đưa phần mềm này trở thành một thiết bị phát trực tuyến hàng đầu tại Mỹ.

Cuối cùng, “người kẹt ở giữa” không phải ai khác mà chính là những khách hàng (bao gồm cả người dùng và doanh nghiệp) đã bao năm sử dụng các dịch vụ của họ. Trận chiến này giữa Google và Amazon khiến nhiều người liên tưởng đến câu thành ngữ rất quen thuộc của Việt Nam: “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…