Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Apple không phải "nạn nhân" cuối cùng?

US-China-Container-Ship-Aerial-GettyImages (1).jpg
Những lệnh cấm cả từ hai phía Mỹ và Trung Quốc đang khiến các ông lớn công nghệ của cả 2 phía đối mặt với nhiều thách thức.

Tháng 3/2023, Tim Cook là một trong những CEO nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh và gặp gỡ các quan chức cấp cao sau khi các hạn chế trong thời kỳ đại dịch COVID-19 được gỡ bỏ. Trong chuyến đi này, CEO của của Apple đã ca ngợi cách Apple và Trung Quốc cùng nhau phát triển trong một “mối quan hệ cộng sinh”. Nhưng thời thế dường như đã khác..

Sáu tháng trôi qua, mối quan hệ đó đang trở nên căng thẳng. Apple đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh mới tại một quốc gia không chỉ là trung tâm sản xuất lớn nhất mà còn là thị trường quốc tế lớn nhất của hãng, chiếm gần 20% doanh thu trong quý vừa qua.

"TIN ĐỒN" TRỊ GIÁ 200 TRIỆU USD

Ngày 12/9, Tim Cook, ông chủ của Apple, đã tiết lộ những thiết bị mới mà ông gọi là “thực sự đáng kinh ngạc”. Tuy nhiên, sự ra mắt sớm hơn và lặng lẽ hơn của một thiết bị đối thủ đã khiến thế giới công nghệ sửng sốt. Vào cuối tháng 8, không hề báo trước, Huawei đã giới thiệu Mate 60 Pro. Điện thoại thông minh hoàn toàn đầu tiên do Trung Quốc sản xuất có thể truy cập mạng 5G ngay lập tức gây được tiếng vang. Bộ xử lý của Mate 60 Pro được sản xuất bởi SMIC, nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc. Chính loại công nghệ này mà Mỹ đang cố gắng ngăn chặn Huawei và các công ty Trung Quốc khác tiếp cận.

Nếu sản phẩm 5G mới của đối thủ Huawei chưa đủ để khiến Apple lo lắng, thì vài ngày sau đó thông tin về việc một số cơ quan chính phủ cũng như doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có thể sẽ cấm sử dụng các sản phẩm của Apple đã khiến giá cổ phiếu của gã khổng lồ Mỹ đã giảm 6%, "thổi bay' gần 200 tỷ USD giá trị thị trường.

Tuy thông tin chưa chính thức được xác nhận, nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ám chỉ đến “sự cố bảo mật” liên quan đến iPhone và yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại thông minh tuân thủ luật pháp. Còn người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng trả lời rằng Mỹ đang "quan sát với sự cẩn trọng", đồng thời nói thêm rằng hành động của Trung Quốc dường như phù hợp với hành động trả đũa các công ty khác của Mỹ khi căng thẳng gia tăng giữa hai siêu cường. Phía Apple từ chối bình luận.

Tác động trực tiếp của lệnh cấm đối với Apple có thể sẽ không nhiều khi mà chỉ một phần rất nhỏ trong số khoảng 7 triệu công chức của Trung Quốc có thể mua được iPhone. Tuy nhiên, tác động của những tin đồn cho thấy ngay cả Apple, một doanh nghiệp có mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc từ lâu, cũng có thể bị tổn thương về mặt địa chính trị.

Hơn nữa, việc Trung Quốc nhắm mục tiêu vào công ty có giá trị nhất của Mỹ, kết hợp với năng lực sản xuất chip mới thành lập của SMIC, có thể kích động phe diều hâu ở Washington thắt chặt kiểm soát chống Trung Quốc. Người Trung Quốc có thể phản ứng lại và cuộc chiến cứ thế leo thang leo thang. Với viễn cảnh ấy, không có gì ngạc nhiên khi các nhà đầu tư đang hoảng sợ.

Trên thực tế, với những nước đi khéo léo của mình, Apple vẫn giữ được vị thế tại Trung Quốc, tránh được tình cảnh mà một số gã khổng lồ công nghệ khác của Hoa Kỳ, bao gồm Google, Meta, Twitter và Micron, đã hứng chịu khi ​​các sản phẩm của họ bị hạn chế hoặc bị cấm hoàn toàn.

b5469d67d55f4d81943642e35c093d348d1f0eff.png
Không hề báo trước, Huawei đã giới thiệu Mate 60 Pro ngay trước khi Apple ra mắt iPhone 15

Tim Cook, CEO của Apple từ năm 2011, đã được ca ngợi là “kiến trúc sư” cho việc chuyển sản xuất của Apple sang Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của Cook, nhiều năm đầu tư, tiếp thị và ngoại giao doanh nghiệp thận trọng đã cho phép Apple điều hành một cường quốc sản xuất đồng thời tạo ra nhiều lợi nhuận ở Trung Quốc hơn bất kỳ doanh nghiệp nào khác trên thế giới.

Paul Triolo, đối tác liên kết của nhóm cố vấn Albright Stonebridge, cho biết công ty “đã đầu tư rất nhiều vào mối quan hệ với cả trung ương... và chính quyền thành phố, đặc biệt là ở Trịnh Châu (Zhengzhou)”, nơi họ đã hợp tác với Foxconn và tạo ra hàng trăm nghìn việc làm. Ông nói thêm rằng Apple đã “rất cẩn thận” tuân thủ các quy định của địa phương, gỡ bỏ các ứng dụng nhạy cảm về mặt chính trị.

Thế nhưng, chiến dịch ra mắt không quá ấn tượng của iPhone 15, sự xuất hiện bất ngờ của Huawei Mate 60 Pro (lập tức cháy hàng sau khi ra mắt với chip 5G - bất chấp các lệnh trừng phạt) đã khiến cùng "tin đồn" về lệnh cấm sử dụng iPhone trong hệ thống các cơ quan nhà nước đã lập tức khiến cổ phiếu của Apple tiếp tục giảm.

Gene Munster, đối tác quản lý tại Deepwater Asset Management, cho biết “trường hợp xấu nhất” là lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc sẽ làm giảm 2% doanh số bán iPhone toàn cầu và 1% tổng doanh thu vào năm 2024.

Tuy nhiên, Paul Triolo cũng cho rằng: “Bắc Kinh dường như cũng sẽ phải rất cân nhắc thực hiện thêm các hành động làm suy yếu vị thế của Apple tại Trung Quốc vì điều này cũng sẽ có tác động rất tiêu cực đến môi trường kinh doanh”.

Ông nói thêm, mối quan hệ Apple-Trung Quốc là mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi”. Apple đã nâng cấp các tiêu chuẩn và quy trình sản xuất của các nhà sản xuất Trung Quốc, đồng thời bảo vệ tài sản trí tuệ của mình bằng cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng để đảm bảo không nhà cung cấp nào có thể sao chép sản phẩm của mình.

Một cựu nhân sự cấp cao của Apple tại Trung Quốc cho rằng “Phát súng cảnh báo này thực sự không dành cho Apple,” và rằng “Đó là dường như là thông điệp gửi tới chính phủ Hoa Kỳ nhiều hơn chủ đích nhắm vào một doanh nghiệp cụ thể”.

Quan điểm này được đưa ra dựa trên việc Trung Quốc không có bất kỳ chỉ thị công khai nào chống lại Apple. Việc này hoàn toàn khác với quyết định cứng rắn khi cấm nhà sản xuất chip nhớ Micron của Mỹ tham gia vào cơ sở hạ tầng quan trọng vào tháng 5/2023 với lý do “rủi ro an ninh mạng nghiêm trọng”.

Mặc dù vậy, Tim Cook cũng phải có những “hành động cân bằng tế nhị” nhằm đa dạng hóa hoạt động sản xuất bên ngoài Trung Quốc trong khi vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh, một cựu giám đốc điều hành của Foxconn, công ty Đài Loan lắp ráp phần lớn iPhone của Apple tại Trung Quốc, cho biết.

Apple hiện có 14.000 nhân viên trực tiếp tại Trung Quốc, nhưng các chuyên gia ước tính hãng này hỗ trợ hơn 1,5 triệu việc làm tại nước này. Dưới căng thẳng Mỹ-Trung, Apple đã bắt đầu chuyển một phần sản xuất sang Việt Nam và Ấn Độ.

'Một phát súng ngang qua' địa chính trị đe dọa sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc như thế nào Thời báo tài chính.jpg
Huawei đang trở lại cuộc đua với sự ra mắt của Huawei mate 60 Pro "có chip 5G"

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho biết Bắc Kinh sẽ sẵn sàng hỗ trợ các lựa chọn thay thế trong nước cho Apple như Huawei - công ty từng là nhà sản xuất điện thoại bán chạy nhất thế giới trước khi các lệnh trừng phạt của Mỹ cấm họ tiếp cận một số linh kiện nước ngoài, buộc họ phải ngừng các dự án smartphone 5G.

“Huawei đã có "sự trở lại đáng kinh ngạc" nhưng họ sẽ vẫn phải chơi trò đuổi bắt trong một thời gian dài,” Ivan Lam, nhà phân tích tại Counterpoint Research - Hồng Kông cho biết. Ông cũng nhấn mạnh rằng Apple chiếm 80% thị trường điện thoại có giá trên 800 USD. “Đối với Huawei, việc chuyển đổi tỷ lệ đó về 50:50 sẽ rất khó khăn, hoặc thậm chí là không thể.”

SAU APPLE SẼ LÀ AI?

Cho đến nay, việc ăn miếng trả miếng giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến các công ty công nghệ chịu nhiều tác động nhất. Năm ngoái, Mỹ đã hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc các loại chip tiên tiến và công cụ chế tạo chúng. Nvidia, chuyên gia về AI có giá trị thị trường đã vượt 1 nghìn tỷ USD trong năm nay, cho biết các biện pháp kiểm soát thương mại sẽ khiến họ mất 6% doanh thu hàng quý. Việc kiểm soát chặt chẽ hơn có thể ảnh hưởng đến doanh số bán chip AI trung tâm dữ liệu. Từ 20% đến 25% trong số này đến Trung Quốc. Vào tháng 8/2023, Nvidia cho biết chính phủ Mỹ đang kiểm soát việc xuất khẩu chip AI tiên tiến nhất của họ sang Trung Đông, biện pháp này được xem như để ngăn cản các công ty Trung Quốc mua chúng ở đó.

f74da8184ddf16cc13acfe9717b9ec86.jpg
Micron cho biết lệnh cấm của Trung Quốc có thể khiến họ mất hơn 10% doanh thu hàng năm.

Ở phía ngược lại, các nhà sản xuất chip cũng phải hứng chịu sự trả đũa của Trung Quốc. Vào tháng 5/2023, Trung Quốc đã cấm chip nhớ do Micron sản xuất khỏi một số dự án cơ sở hạ tầng. Công ty có trụ sở tại Idaho cho biết điều này có thể khiến họ mất hơn 10% doanh thu hàng năm. Những "tin đồn" về lệnh cấm đối với các sản phẩm Apple không chỉ khiến cổ phiếu của hãng này mất giá mà còn kéo giá cổ phiếu của các nhà cung cấp chip Mỹ cho nhà sản xuất iPhone như Cirrus, Qualcomm và Skyworks.

Tin đồn ấy cũng khiến các ông lớn khác "chùn tay" trong các hoạt động M&A nhằm mở rộng. Đầu tháng 8/2023, Intel, một nhà sản xuất chip khác, đã từ bỏ nỗ lực mua Tower Semiconductor, một công ty của Israel, với giá 5,4 tỷ USD.

Tình hình của các nhà sản xuất công cụ sản xuất chip của Mỹ còn phức tạp hơn. LAM Research và Application Materials, từng cảnh báo vào năm ngoái về việc sẽ mất khoảng 2 tỷ USD doanh thu vào năm 2023, tương đương khoảng 10% doanh thu. Nhưng một phần trong số đó có thể được bù đắp bằng doanh số bán thiết bị được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn kém tiên tiến hơn khi các công ty Mỹ có thể tiếp tục bán cho Trung Quốc. Theo New Street Research, một công ty phân tích, việc mua những công cụ như vậy của Trung Quốc đã tăng khoảng bốn lần từ năm 2019 đến năm 2023.

"Thị phần doanh số bán điện thoại thông minh nội địa của Huawei đã tăng từ 7% lên 13% trong năm tính đến quý 2 năm 2023", theo công ty nghiên cứu thị trường IDC.

Theo các nhà phân tích, những hành động leo thang hơn nữa có thể gây tổn hại cho những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ, chứ không chỉ Apple. Theo Wall Street Journal, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang xem xét hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận điện toán đám mây của Mỹ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Alphabet, Amazon và Microsoft sẽ là những ông lớn bị ảnh hưởng.

Trong mắt người Mỹ, những kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là Huawei, SMIC và những gã khổng lồ công nghệ khác của Trung Quốc. Điều này có thể đúng vào thời gian đầu. Nhưng với chủ nghĩa dân tộc - công nghệ, vốn là sản phẩm phụ của xung đột địa chính trị lại đang cho thấy nhiều sự thay đổi.

IDC, một công ty nghiên cứu, cho biết thị phần doanh số bán điện thoại thông minh nội địa của Huawei đã tăng từ 7% lên 13% trong năm tính đến quý 2 năm 2023. Thiết bị 5g mới đã cháy hàng chỉ 2 ngày sau khi ra mắt cùng "tin đồn" về lệnh cấm với các sản phẩm Apple có giúp Huawei chiếm thêm thị phần.

Không chỉ Huawei, SMIC - nhà cung cấp Chip cho Mate 60 Pro cũng hưởng lợi. Chỉ một tuần sau khi Mate 60 Pro ra mắt, giá cổ phiếu của nhà sản xuất chip này đã tăng 10%. Những con số này có vẻ là thông tin không mấy vui vẻ với những người ủng hộ leo thang chiến tranh thương mại tại Washington.

Thái Duy

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…