“Đại gia điếu cày”: Chân dung một tỷ phú USD

Thích ăn cơm quê, cá kho, nước mắm Cát Hải, hút thuốc lào, tập thể thao cùng hàng xóm mấy môn chạy bộ, cầu lông, bóng bàn, không mấy khi đi giao lưu tiếp khách ở ngoài hay chơi thể thao giao lưu với c
“Đại gia điếu cày”: Chân dung một tỷ phú USD
“Đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản
Đó là vài nét phác họa về “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh qua lời kể của người thân và các cộng sự.

Nhắc đến Mường Thanh, phải kể đến chiến lược bước vững bằng hai chân của tập đoàn này: bất động sản và khách sạn, cũng như triết lý kinh doanh đề cao tính thực tế và vòng quay dòng tiền của ông chủ. 

Bán được hàng không?

Đây là câu hỏi mà ông Thản thường đặt ra trong câu chuyện trao đổi với cộng sự, cánh nhà báo và cả những người thích “buôn” về thị trường bất động sản với ông. Ở bất cứ dự án nào, sản phẩm bất động sản ở phân khúc nào cao cấp, bình dân hay thấp cấp, chung cư hay căn hộ nghỉ dưỡng, tiêu chí quan trọng nhất mà ông quan tâm là: có bán được hàng hay không?

Những ngày cận Tết Bính Thân, ông tất bật trong mớ chứng từ, nào tiền sử dụng đất, tiền thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp… Số tiền nộp vào ngân sách nhà nước theo chia sẻ của vị đại gia tới gần 1.000 tỷ đồng. Đó không phải là con số dễ chịu và cũng dễ chi với bất cứ doanh nghiệp bất động sản nào, dù 2015 là năm bán hàng sôi động của Tập đoàn Mường Thanh.

Bước sang 2016, nửa đầu năm, là sự kín tiếng của Mường Thanh, nhưng đến giữ năm và về cuối năm, ông Thản và các dự án của ông lại trở thành cái tên xuất hiện chi chít trên mặt báo. Cháy chung cư, hẳn nhiên một phần có nguyên nhân từ chủ đầu tư, nhưng thẳng thắn mà nói cũng không thể không nhắc đến văn hóa chung cư đâu đã hình thành trong nếp sống của người Việt Nam. Bởi vậy, nên hiểm họa còn đến từ sự vô ý thức như đốt vàng mã, đun nấu than tổ ong và đôi khi là cả sự phá hoại từ bên ngoài.

Ông không né tránh trách nhiệm của mình, nhưng cũng chỉ chia sẻ với ít người có thể ngồi nói chuyện lâu lâu với ông rằng, chưa bao giờ có chủ trương “tiết kiệm” các hạng mục liên quan đến thiết bị phòng chống cháy nổ, an toàn của cư dân sống trong các chung cư. Vài người thạo chuyện cho biết, quy mô các dự án lớn, phức tạp, tiến độ lại thần tốc, liệu có vấn đề trong quy trình quản lý khiến cho sản phẩm đầu ra chưa đúng như dự toán và kế hoạch ban đầu.

Cái tên Mường Thanh không hẹn, sau đó lại đồng loạt lên báo, gắn với Dự án Khu đô thị Thanh Hà. Ông Thản mua lại 95% cổ phần tại Cienco 5 Land, doanh nghiệp được Cienco 5 ủy quyền và đã thu trước trọn gói tiền cho việc ủy quyền này từ vài năm trước. Trong các văn bản, giấy tờ của cơ quan quản lý ra chỉ đạo về dự án đều luôn luôn xuất hiện cái tên Cienco 5, Cienco 5 Land.

Mặc cho bao ồn ào, Cienco 5 Land, dưới tay ông Thản kín tiếng trong tranh cãi nhưng lại nhanh chóng trong hành động và “hà hơi’ thay đổi diện mạo Khu đô thị Thanh Hà từng ngày. Người dân từng ký hợp đồng mua bán nhà từ hơn 6 năm về trước, đã chấp nhận “mất trắng”, một ngày nọ được thông báo chuẩn bị để cuối năm nhận nhà, đường sá, chung cư, nhà liền kề, cây xanh mọc lên san sát. Khu đô thị hoang hóa gần chục năm trời, giờ đang rùng rùng chuyển động.

Ở khu đô thị này, triết lý đề cao tính thanh khoản lại càng thể hiện rõ nét. Mở bán chung cư với giá 11 triệu đồng/m2, sức hấp thụ của thị trường yếu, ông Thản chấp nhận lãi ít, giảm luôn xuống mức 9,5 triệu đồng/m2, đổi lại phần nào sự tấp nập của các sàn giao dịch quanh Thanh Hà.

Theo kế hoạch, đại gia điếu cày còn xây dựng khách sạn 5 sao tại đây. Vị trí xa xôi, khách sạn sẽ ế khách? Ông chưa từng tiết lộ về dự án này bởi vậy đành tìm câu trả lời ở các dự án khác. Mường Thanh Xa La cách đó chưa đầy 3 km, gần như kín phòng mọi thời điểm. Khách đoàn Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, ở 1-2 đêm đi city tour, Sapa, Hạ Long ở rất nhiều. Thậm chí có lúc, các công ty du lịch còn không đặt được phòng.

Khu đô thị Xa La khi ông Thản mới bắt tay vào đầu tư cũng toàn đất hoang, vắng vẻ, nay đã thành khu dân cư đông đúc, đa tiện ích và vô cùng sầm uất.

Mở rộng "đế chế" Mường Thanh 

“Đại gia điếu cày”: Chân dung một tỷ phú USD ảnh 1

Khách sạn 5 sao Mường Thanh Phú Quốc khai trương vào 24/12/2016 đã mở đầu cho chuỗi các khách sạn cao cấp liên tục được mở cửa đón khách của Tập đoàn. Bắc Ninh, Đăklăk, Hà Nam, Phú Thọ, Đà Nẵng, Nha Trang… là những nơi Mường Thanh tiếp tục hiện diện hoặc tăng cường sự hiện diện trong năm 2017. Khách sạn 5 sao Mường Thanh Buôn Ma Thuột khai trương ngày 15/1/2017 là khách sạn thứ 47 đi vào hoạt động của Tập đoàn.

Với bất động sản, ông Thản xây nhà chung cư giá rẻ nhưng với khách sạn, ông lại toàn đầu tư khách sạn 4, 5 sao. Triết lý mà “đại gia điếu cày” tâm đắc là cung cấp sản phẩm cao cấp nhưng giá hợp lý cho thị trường vì nhu cầu của người dân và cả du khách nước ngoài ở phân khúc này rất tiềm năng.

Bên cạnh một số khách sạn ở thành phố lớn, Mường Thanh rất chịu khó đầu tư rất ở tỉnh lẻ, những chỗ chưa ai làm thì Mường Thanh làm, đầu tư chưa cần tính đến lợi nhuận. “Chủ tịch luôn đi ngược lại những suy nghĩ thông thường của mọi người”, Lê Thị Hoàng Yến, Tổng giám đốc Tập đoàn Mường Thanh chia sẻ về cha mình.

Không chỉ đầu tư khách sạn ở trong nước, năm 2016, Mường Thanh đã khai trương khách sạn 5 sao tại Viêng Chăn, thủ đô nước bạn Lào. Ông Thản cũng rất quan tâm đến các cơ hội đầu tư vào Campuchia, Myanmar, Úc và Mỹ… Ông nói “Mường Thanh xây dựng chuỗi lớn không phải để bán mà để hoạt động tạo dựng thương hiệu khách sạn Việt”. Bản thân mỗi khách sạn cũng là một dự án bất động sản có khả năng sinh lời theo năm.

Một điểm khác biệt nữa ở đế chế của “đại gia điếu cày” là vốn đầu tư vào lĩnh vực khách sạn đa phần là vốn tự có, ông Thản rất ít sử dụng vốn vay. Cứ tính sơ sơ tiền đầu tư cho mỗi khách sạn tầm 300-400 tỷ đồng để hoàn thiện (chưa tính tiền xây dựng theo m2), với hơn 50 khách sạn và dự án khách sạn đang triển khai, khối tài sản của đại gia này đã xấp xỉ 30.000 tỷ đồng. Như vậy, “đại gia điếu cày” chính là một tỷ phú USD “xịn” của Việt Nam.

Theo Phong Lan
Báo Đầu tư Bất động sản

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...