Dân Mỹ tiếp tục rút gần 126 tỷ USD tiền gửi khỏi các ngân hàng

Tiền gửi tại các ngân hàng nhỏ của Mỹ ổn định, nhưng lượng tiền gửi "chạy" khỏi các ngân hàng lớn lại gia tăng…

Theo dữ liệu từ Fed, tiền gửi ngân hàng thương mại giảm 125,7 tỷ USD trong tuần kết thúc vào ngày 22/3. Sự sụt giảm này đã đánh dấu chu kỳ giảm thứ chín liên tiếp của tiền gửi. Theo đó, 25 ngân hàng lớn nhất tại Mỹ đã mất gần 90 tỷ USD theo cơ sở điều chỉnh theo mùa.

Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ hơn đã có thể ổn định lượng tiền gửi của họ. Các ngân hàng từng chứng kiến dòng tiền chảy ra ồ ạt vào tuần trước khi các cơ quan quản lý tịch thu các ngân hàng cho vay khu vực là Ngân hàng Silicon Valley và Signature đã kiếm lại được 6 tỷ USD tính trên cơ sở điều chỉnh theo mùa.

Tuy nhiên, tổng tiền gửi của ngành tiếp tục giảm xuống còn 17,3 nghìn tỷ USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó là mức thấp nhất của ngành kể từ tháng 7 năm 2021.

Dòng tiền chảy ra đặt các ngân hàng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một mặt, nếu họ tăng lãi suất tiền gửi để giữ chân khách hàng, điều đó có thể khiến họ giảm lợi nhuận. Mặt khác, nếu họ mất quá nhiều khách hàng, như điều đã xảy ra với Ngân hàng Silicon Valley, họ sẽ từ bỏ nguồn tài trợ quan trọng và có thể phải bán tài sản thua lỗ để trang trải các khoản rút tiền từ khách hàng.

Ngoài ra, những con số mới về tiền gửi ngân hàng củng cố một số xu hướng đã có sẵn. Tiền gửi đã giảm ở tất cả các ngân hàng trong hai tháng đầu năm, trước khi Ngân hàng Silicon Valley sụp đổ. Trong khi đó, tổng tiền gửi ngân hàng của Mỹ cũng giảm 5% so với cùng kỳ trong quý IV năm 2022. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Silicon Valley khiến thị trường hoảng loạn, dẫn đến một loạt các ngân hàng sau bị đặt vào thế khó khi không thể theo kịp nhu cầu rút tiền tăng đột biến.

Tiền gửi ngân hàng Mỹ đang chảy vào các quỹ thị trường tiền tệ
Tiền gửi ngân hàng Mỹ giảm, nhưng dòng tiền đổ vào quỹ thị trường tiền tệ gia tăng

Các quan chức chính phủ và ngành công nghiệp đã làm việc để ngăn chặn dòng tiền gửi ồ ạt chảy ra ngoài sau sự cố ngân hàng hồi tháng 3. Các cơ quan quản lý cam kết bảo vệ tất cả những người gửi tiền tại cả hai ngân hàng mà họ tịch thu, hy vọng điều đó sẽ xoa dịu bất kỳ sự hoảng loạn nào.

Đồng thời, các cơ quan quản lý cam kết sẽ giúp đỡ các ngân hàng khu vực khác nếu cần. Mười một ngân hàng lớn của Mỹ cũng quyết định cung cấp cho First Republic 30 tỷ USD tiền gửi khi ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản để ổn định tình hình. Tuy nhiên, điều này chỉ làm dịu thị trường trong một thời gian rất ngắn.

Nhiều người cho rằng sự thay đổi toàn ngành này là do áp lực tăng lãi suất qua những hành động mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Fed nhằm kiềm chế lạm phát.

Trong thời kỳ đầu của đại dịch, khi lãi suất ở mức thấp lịch sử, các ngân hàng tràn ngập tiền gửi. Tuy nhiên, khi Fed bắt đầu nâng lãi suất lên cao hơn để hạ nhiệt nền kinh tế, những khách hàng có tiền gửi bắt đầu tìm kiếm những nơi có thể giúp họ thu về lợi nhuận cao hơn. Lần giảm tiền gửi đầu tiên so với cùng kỳ năm ngoái đối với tất cả các ngân hàng diễn ra vào quý 2 năm 2022.

Dường như một phần của dòng tiền này đang chảy vào các quỹ thị trường tiền tệ. Theo một nghiên cứu từ Bank of America, kể từ đầu tháng 1, các nhà đầu tư đã rót 508 tỷ USD vào các quỹ này. Riêng tuần vừa rồi, 60 tỷ USD đã tiếp tục được thêm vào các quỹ thị trường tiền tệ.

Stuart Paul, chuyên gia kinh tế tại Bloomberg cho biết: "Dòng tiền lớn chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng có thể phản ánh khuynh hướng của bộ phận tài chính doanh nghiệp đối với các quỹ thị trường tiền tệ có lợi suất cao hơn, chứ không phải do nhà đầu tư lo sợ rằng các ngân hàng khu vực có thể phá sản. Sự mong manh trong hệ thống ngân hàng dường như đã được kiềm chế, khi sự phụ thuộc vào các cơ sở cho vay của Fed của ngân hàng giảm dần trong khoảng thời gian 22-29/3. Tuy nhiên, chúng tôi tiếp tục kỳ vọng các điều kiện tín dụng sẽ thắt chặt hơn trong tương lai".

Số liệu được công bố trước đó cho thấy các ngân hàng đã giảm các khoản vay từ hai cơ sở cho vay dự phòng của Fed trong tuần gần đây nhất, một dấu hiệu cho thấy nhu cầu thanh khoản có thể đang ổn định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…