Đầu tư I.P.A không muốn trả cổ tức năm 2022, lên kế hoạch năm 2023 đầy tham vọng

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư I.P.A (mã chứng khoán: IPA) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Theo đó, công ty dự kiến trình cổ đông kế hoạch không trả cổ tức năm 2022.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của Đầu tư I.P.A dự kiến tổ chức ngày 28/6 tại Hà Nội. Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, Đầu tư I.P.A đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 348 tỷ đồng (lợi nhuận dự kiến tăng 337,7% so với thực hiện trong năm 2022).

Đáng chú ý, theo tài liệu vừa công bố, về kế hoạch chia cổ tức năm 2022, Đầu tư I.P.A trình cổ đông kế hoạch không trả cổ tức, giữ lại toàn bộ lợi nhuận. Đầu tư I.P.A không muốn trả cổ tức năm 2022 trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của Công ty đang lao dốc, liên tục báo lỗ 2 quý liên tiếp.

Cụ thể, trong quý 1/2023, Đầu tư I.P.A ghi nhận doanh thu đạt 63,81 tỷ đồng, giảm 14,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 147,9 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 196,5 tỷ đồng, tức giảm 344,4 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 54,3% về còn 43,7%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 31,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 12,79 tỷ đồng, về 27,87 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 43,5%, tương ứng giảm 61,1 tỷ đồng, về 79,5 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 143,5%, tương ứng tăng thêm 160,6 tỷ đồng, lên 272,5 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết giảm 69,8%, tương ứng giảm 101,4 tỷ đồng, về 43,9 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 108,3%, tương ứng tăng thêm 14,53 tỷ đồng, lên 27,95 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Theo thuyết minh của công ty, chi phí tài chính tăng đột biến do trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán và tổn thất đầu tư là 163,3 tỷ đồng so với cùng kỳ chỉ trích lập 0,3 tỷ đồng.

Như vậy, trong quý đầu năm, Đầu tư I.P.A ghi nhận lợi nhuận gộp lao dốc, hụt doanh thu tài chính, lãi công ty liên doanh, liên kết giảm, chi phí tài chính tăng cao, điều này dẫn tới công ty báo lỗ 147,9 tỷ đồng.

Trước đó trong quý 4/2022, Đầu tư I.P.A vừa ghi nhận lỗ 174,6 tỷ đồng. Như vậy, Công ty liên tục báo lỗ 2 quý liên tiếp.

Đầu tư I.P.A
Diễn biến giá cổ phiếu IPA trong thời gian qua.

Tính tới 31/3/2023, tổng tài sản của Đầu tư I.P.A giảm 3,3% so với đầu năm, về 8.485,6 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 4.198 tỷ đồng, chiếm 49,5% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 2.487,5 tỷ đồng, chiếm 29,3% tổng tài sản; đầu tư chứng khoán ngắn hạn ghi nhận 628,5 tỷ đồng, chiếm 7,4% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Đối với danh mục đầu tư chứng khoán, trong quý đầu năm 2023, công ty đã bán ra 511,7 tỷ đồng trái phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam mã TNGCB2224003; 404,2 tỷ đồng trái phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam mã TNGCB2124001; và 64 tỷ đồng trái phiếu Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận mã SBPC2227002.

Ngược lại, thời điểm 31/3/2023, Công ty đang đầu tư trái phiếu trị giá 416,7 tỷ đồng Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB (đơn vị liên quan Công ty Cổ phần Đầu tư Ecopark); và đầu tư 211,73 tỷ đồng trái phiếu Công ty Cổ phần Crystat Bay với mã CBGCB2124001.

Một điểm đáng lưu ý, tính tới cuối quý 1/2023, Đầu tư I.P.A ghi nhận đang đầu tư góp vốn vào Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (mã CRE) với giá trị 928,4 tỷ đồng, trích lập dự phòng 572,2 tỷ đồng, tương ứng tạm lỗ 61,6% tổng giá trị đầu tư vào cổ phiếu CRE.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu IPA đang đạt mức giá đỉnh tính từ đầu năm ở mức 17.900 đồng/cổ phiếu tại thời điểm cuối phiên sáng 8/6.

Xem thêm

Đạm Phú Mỹ muốn chia cổ tức năm 2022 tỷ lệ 70%

Đạm Phú Mỹ muốn chia cổ tức năm 2022 tỷ lệ 70%

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 tới đây, Đạm Phú Mỹ dự định xin ý kiến cổ đông về việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ và đề xuất chia cổ tức năm 2022 bằng tiền, tỷ lệ 70%.

Có thể bạn quan tâm

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...