Để "né" các chủ nợ, Norwegian Air nộp đơn xin phá sản

Norwegian Air đang tìm kiếm sự bảo vệ khỏi các chủ nợ khi hãng hàng không cố gắng tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của mình để vượt qua đại dịch Covid-19.
Để "né" các chủ nợ, Norwegian Air nộp đơn xin phá sản

Hãng hàng không cho biết trong một tuyên bố mới đây rằng họ đã quyết định nộp đơn đăng ký giám định ở Ireland, nơi mọi tài sản máy bay được lưu giữ. Việc giám định sẽ cho phép các công ty tìm kiếm sự bảo vệ của toà án khỏi các chủ nợ trong tối đa 100 ngày và cũng tương đương với việc tuyên bố phá sản theo Chương 11 ở Hoa Kỳ. 

“Mục đích của quá trình giám định là để giảm nợ, bảo vệ quyền lợi cho đội bay và đảm bảo nguồn vốn mới. Quá trình này dự kiến sẽ mất 5-6 tháng,” Norwegian Air giải thích. 

“Tìm kiếm sự bảo vệ để tổ chức lại công ty theo luật pháp Ireland là một quyết định mà chúng tôi đã thực hiện để đảm bảo tương lai Norwegian Air, vì lợi ích của nhân viên, khách hàng và nhà đầu tư của chúng tôi,” CEO Jacob Schram nói. “Chúng tôi đang tìm kiếm những giải pháp cùng các bên liên quan, cho phép Norwegian Air ‘tái sinh’, trở thành một hãng hàng không lớn mạnh và an toàn hơn về mặt tài chính.”

Norwegian Air được thành lập vào năm 1993 và bắt đầu mở rộng nhanh chóng cách đây gần 1 thập kỷ nhờ áp dụng mô hình kinh doanh do Ryanair tiên phong ở châu Âu và tây Nam Hoa Kỳ cho các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương. Tuy nhiên, những chiến dịch kinh doanh “quá tích cực” đã để lại một khoản nợ khổng lồ và ít có khả năng điều động xử lý khi mọi việc diễn ra không như ý muốn. Norwegian Air cũng cho biết, họ sẽ tiếp tục khai thác mạng lưới đường bay của mình, vốn đã bị hạn chế nghiêm trọng vì đại dịch Covid-19. Cổ phiếu của hãng trên Sàn giao dịch chứng khoán Oslo cũng mất 98% giá trị trong năm nay. 

Tuần trước, Norwegian Air đã báo cáo rằng hãng sẽ cần thêm tiền đầu tư để tiếp tục hoạt động trong quý đầu 2021 và hơn thế nữa. Hãng đã nhận được khoảng vay  288 triệu USD vào tháng 5 từ, nhưng chính phủ Na Uy hiện đã từ chối việc hỗ trợ thêm tài chính - một quyết định mà theo lời CEO Schram mô tả là “một cái tát thẳng mặt”. 

Trong quý III vừa qua, hãng chỉ phục vụ khoảng 1 triệu hàng khách - thấp hơn rất nhiều so với con số 10,5 triệu cùng kỳ năm ngoái. Khoản lỗ hoạt động hàng quý của công ty cũng lên đến 310 triệu USD, trong khi tiền và các khoản tương đương đã giảm xuống chỉ còn 376 triệu USD vào cuối tháng 9. 

Nguồn: CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…