Dhanin Chearavanont: Người đàn ông chỉ mơ giấc mơ "đứng đầu”

Gần 5 thập kỷ điều hành Charoen Pokphand Group (CP Group), Dhanin đã góp công lớn đưa CP Group trở thành một công ty hàng đầu ngành thực phẩm và thay đổi cách thức “đi chợ”, thậm chí là thói quen ăn u
Dhanin Chearavanont: Người đàn ông chỉ mơ giấc mơ "đứng đầu”

Nhanh nhạy để trở thành kẻ tiên phong

CP Group ban đầu chỉ kinh doanh hạt giống trồng rau, là một cửa hàng do chính cha của Dhanin mở ra trong khu Chinatown tại Bangkok, Thái Lan. Với xuất phát điểm này, có thể nhận thấy, CP Group kinh doanh theo hình thức “hộ gia đình” nhỏ lẻ.

Để trở thành một đế chế khổng lồ, Dhanin Chearavanont đã vận dụng rất tốt một triết lý kinh doanh, “cách duy nhất để thành công khi tiếp quản một công ty chính là không ngừng tạo nên những mối làm ăn mới”.

Chia sẻ với Asia Nikkei, Dhanin cho biết, “cha tôi bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách bán hạt giống rau và các anh của tôi đã mở rộng lĩnh vực hoạt động vào mảng thức ăn. Khi kế thừa công việc này, tôi đưa Charoen Pokphand Group hoạt động đa dạng: từ nuôi gà và chăn nuôi lợn, nuôi tôm, chế biến thực phẩm, bán lẻ và truyền thông”.

Vào những năm 1970, ngay sau khi đưa giống gà broiler “xâm nhập” thành công vào thị trường Thái Lan, Dhanin đã nhanh chóng “chuyển tiếp” ngay sang chăn nuôi lợn. CP Group đã tiến hành hợp tác với nhiều công ty tại các khu vực Châu Âu và Châu Mỹ để phát triển các loại giống lợn tốt hơn vào thị trường Thái Lan.

“Tuy nhiên, những giống lợn của phương Tây không phù hợp với thị yếu của người Thái Lan nên chúng tôi phải tự tạo ra các giống lợn của riêng mình. Đã có nhiều nghiên cứu, thử nghiệm diễn ra và chúng tôi đã thành công. Trong những năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu phát triển và nhân rộng các giống lợn của riêng mình”, Dhanin hồi tưởng.

Khi phong trào nuôi tôm phát triển cực thịnh ở Nhật và sau đó lan rộng sang Đài Loan, Dhanin đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ và tiếp tục mở rộng thị phần kinh doanh sang mặt hàng này.

Theo Dhanin chia sẻ, CP Group cũng gặp rất nhiều khó khăn do sự khác biệt về khí hậu gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của các giống tôm như tôm sú, tôm Kuruma (tôm he Nhật Bản) nhưng nhận thấy tiềm năng của thị trường này, Dhanin vẫn tiến hành nghiên cứu công nghệ nuôi tôm phù hợp với điều kiện khí hậu của Thái Lan.

Năm 1987, CP Group bắt đầu xuất khẩu tôm sang Nhật Bản và làm thay đổi mạnh mẽ nền ẩm thực đất nước này. Nhờ có sự xuất hiện của CP Group, tôm chiên và sushi cuộn tôm - món ăn xa xỉ chỉ dành cho giới thượng lưu đã có thể trở thành món ăn “bình dân” của hầu người Nhật.

“Từ bước đà này, chúng tôi bắt đầu xuất khẩu tôm sú sang Mỹ, Châu Âu và cuối cùng là toàn thế giới”, Chearavanont chia sẻ.

Không bỏ qua bất kỳ một gợi ý kinh doanh nào, Dhanin đã đưa CP Group trở thành người dẫn đường tiên phong trong ngành thực phẩm, biến một cửa hàng kinh doanh trong thị trường “tiểu khu” vươn đến thị trường thức ăn “toàn cầu”.

Theo xếp hạng của Forbes, Dhanin là doanh nhân giàu nhất Thái Lan vào năm 2015; gia đình Chearavanont cũng là gia đình giàu có thứ 2 Châu Á vào năm 2016, chỉ sau đại gia đình của Tập đoàn Samsung. Hiện, CP Group là một trong những công ty tư nhân lớn nhất Thái Lan, có mặt tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Và giấc mơ đầy tham vọng

Dhanin Chearavanont: Người đàn ông chỉ mơ giấc mơ "đứng đầu” ảnh 1

Khi nhận được gợi ý của một quan chức cấp cao của Đài Loan rằng hãy nâng đời từ việc chăn nuôi lên việc cung cấp các sản phẩm đã chế biến. Dhanin đã thực hiện ngay việc xuất khẩu những xiên thịt gà dùng để nướng vào Nhật Bản. Nhưng vào thời điểm đó, CP Group không đủ tiêu chuẩn để được chấp nhận hoạt động trong thị trường chế biến thực phẩm đông lạnh.

Vào cuối những năm 1980, khi lò vi sóng bắt đầu phổ biến ở Thái Lan giúp các món ăn đông lạnh có thể chế biến dễ dàng hơn tại nhà, CP Group đã nhanh chóng lắp đặt dây chuyền sản xuất để chế biến các món ăn như gà rán, gà nướng, thịt lợn nướng…

“Một trong những món ăn mà chúng tôi tự hào nhất là mỳ vằn thắn (wonton soup). Nguyên một con tôm được cuộn lại trong mỗi lát vằn thắn nên hương vị của mỗi một con tôm đều được bảo toàn. Các thành phần như mỳ, súp và nguyên liệu khác được làm đông lạnh nhanh ngay sau đó”, Dhanin hào hứng chia sẻ.

Nhiều công ty Thái Lan đã theo chân CP Group nuôi và xuất khẩu tôm sang Nhật Bản. Đó chính là thời điểm mà Thái Lan được gọi là "nhà bếp của Nhật". Và đó chính là giấc mơ lớn mà mọi doanh nhân Thái Lan đều mơ ước thời bấy giờ. “Nhưng mục tiêu của tôi không dừng lại ở đó. Tôi đã đặt ra mục tiêu trở thành nhà bếp của thế giới”, vị CEO của CP Group khẳng định với Asia Nikkei.

Vào khoảng 3 năm trước, CP Group đã mua lại một nhà máy để chế biến các món ăn sẵn ở Bỉ nhằm mục đích tăng cơ hội để người dân Châu Âu dễ dàng thưởng thức các món ăn Châu Á kiểu Thái. Nhà máy này hiện đại và tự động hoá đến mức mà theo chia sẻ của đại diện CP Group thì chỉ cần… 7 kỹ sư để vận hành. Tháng 11 năm ngoái, CP Group đã mua lại Bellisio Foods - một trong những công ty thực phẩm đông lạnh lớn nhất nước Mỹ.

Không chỉ chăn nuôi, chế biến thực phẩm “đơn thuần”, Dhanin còn liên kết cùng KFC để thúc đẩy “thị trường bán thành phẩm, liên kết với chuỗi cửa hàng bán lẻ 7-Eleven, Tập đoàn Makro của Hà Lan, Walmart của Mỹ và Tesco của Anh, tận dụng tối đa lợi thế ngành bán lẻ để phân phối sản phẩm.

Từ một công ty nông nghiệp, CP Group dưới bàn tay điều hành của Dhanin Chearavanont đã dần chuyển mình thành một công ty “siêu công nghiệp” của ngành thực phẩm chế biến.

Tất cả những sự liên kết, phát triển này đều để thực hiện “giấc mơ lớn” của Dhanin: Xây dựng “hệ” nhà máy chế biến thức ăn có khả năng tự động hoá cao trên khắp thế giới, mang các món ăn “made by CP” đến mọi gia đình trên toàn cầu.

CP Group đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ 1988, hoạt động rộng khắp trong ngành nông nghiệp từ sản xuất thức ăn thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm đến phân phối, bán lẻ.

Có thể bạn quan tâm

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?