Dòng tiền lớn đổ vào thị trường, VN-Index vượt mốc 760 điểm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/6, chỉ số VN-Index tăng mạnh 3,88 điểm lên mức 760,77 điểm. Thanh khoản toàn thị trưởng lên tới 264 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch hơn 4.962 tỷ đồng.
Dòng tiền lớn đổ vào thị trường, VN-Index vượt mốc 760 điểm

Phiên 14/6 thị trường tiếp tục giao dịch hứng khởi khi chỉ số VnIndex tăng 3,88 điểm (0,51%) lên 760,77 điểm. Chỉ số Hnx-Index tăng 0,58 điểm (0,59%) lên 97,89 điểm và chỉ có Upcom-Index giảm nhẹ 0,37 điểm (0,65%) xuống 56,45 điểm. 

Nhóm cổ phiếu ngân hàng "đổ bê tông"

Đầu phiên sáng, nhóm cổ phiếu ngân hàng BID, VCB, CTG, ACB, MBB… vẫn duy trì đà tăng tích cực sau chuỗi ngày bứt phá mẽ. Dường như giới đầu tư đang kỳ vọng tín hiện lạc quan của các ngân hàng nếu tuần tới Quốc hội thông qua đề án xử lý nợ xấu, điều đó sẽ hỗ trợ nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục thu hút dòng tiền tốt hơn.

Trong đó, hai mã MBB và BID đi song hành thời gian qua đã vượt qua mốc cản tâm lý 20.000 đồng/CP vững chắc, giúp cho các nhà đầu tư giao dịch hứng khởi hơn. Đóng phiên, khối lượng giao dịch MBB đạt mức 2,98 triệu đơn vị, đóng cửa giá 20.350 đồng/CP. Còn BID giao dịch ở mức 20.000 đồng/CP, khớp lệnh 7,43 triệu đơn vị. 

Cổ phiếu STB đã vượt mốc 14.000 đồng/CP và duy trì mức giá quanh vùng đỉnh mới thiết lập, khối lượng khớp lệnh cả 3,77 triệu đơn vị và khối ngoại cũng lặng lẽ gom hàng. 

Ngân hàng thua lỗ, cổ tăng trần

Hai cổ phiếu SHB và NVB hiện có thị giá thấp nhất trong nhóm cổ phiếu niêm yết. Trong đó, SHB đang có tính hiệu tức cực khi khối lượng giao dịch đạt hơn 20-40 triệu đơn vị mỗi phiên, thị giá giao dịch ở mức 7-7.300 đồng/CP.

Còn NVB của Ngân hàng Quốc Dân NCB lại tỏ ra khá "đủng đỉnh", giảm sàn phiên hôm qua và hôm nay lại bất ngờ tăng trần 8.000 đồng/CP, song NVB hiện có thanh khoản rất thấp, chỉ vài chục nghìn cổ được "trao tay" mỗi phiên. Nhưng NVB lại gây chú ý vì cổ phiếu tăng trần dù ngân hàng kinh doanh thua lỗ.. 

Dường như các nhà đầu tư vẫn còn lo sợ về sức khoẻ của ngân hàng này sau thời gian dài tái cơ cấu, bị xử lý nhằm thoát khỏi bảng tử thần nhóm 9 ngân hàng yếu kém nhất hệ thống. Năm 2017, NVB cũng đang tất bật chạy đua phát hành cổ phiếu thêm để tăng vốn điều lệ. Trước đó, tình hình kinh doanh của ngân hàng NCB liên tục làm ăn sa sút, thua lỗ và nợ xấu rất lớn. Theo BCTC năm 2016, dư nợ cho vay của NCB tăng hơn 24% so với năm trước lên mức 25.352 tỷ đồng. Trong đó, xấu giảm nhẹ còn 376,4 tỷ đồng, chiếm 1,48% dư nợ, song chiếm quá nửa gần 204 tỷ đồng là nợ xấu có nguy cơ mất vốn - tức gấp tới 19 lần số lãi ròng của NCB năm vừa qua.

Chưa kể, khối nợ xấu đã bán sang cho VAMC với giá trị trái phiếu hơn 5.822 tỷ đồng và gần 7.893 tỷ đồng cho vay các doanh nghiệp thông qua hình thức đầu tư trái phiếu. Như vậy, NCB hiện còn phải đau đầu xử lý khối  nợ hơn 13,7 nghìn tỷ đồng này mà phía NHNN đã phải "ưu ái" cho giãn thời gian và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho ngân hàng này. 

ROS giảm sàn, PLX có thể "soán ngôi" trụ cột

Một số cổ phiếu vốn hóa lớn như PLX, VJC, BHN, VIC, FPT, ROS… không thực sự tích cực đã kìm hãm đà bứt phá của thị trường. Trong đó, cổ phiếu PLX với quy mô vốn hoá lớn và cổ phần chi phối thuộc Nhà nước, được giới chuyên môn dự báo sẽ là "siêu phẩm" cổ phiếu của thị trường trong năm 2017. Đồng thời, vai trò trụ cột giúp điều chỉnh chỉ số VN-Index của PLX sẽ có thể được đặt lên vai PLX trong tương lai nếu cổ phiếu này đáp ứng được các chỉ tiêu để vào rổ VN30 vào tháng 7 tới. 

Đáng chú ý, cổ phiếu ROS bất ngờ giảm sàn sau 2 phiên tăng trần liên tiếp ngày 12 và 13/6 với tổng mức tăng 15,2 điểm (tăng 14,44%) so với đáy mới thiết lập cuối tuần trước. Chỉ chưa đầy 1 giờ giao dịch đầu phiên, ROS giảm sàn xuống mức 112.100 đồng/CP và duy trì mức giá sàn cho đến hết phiên. Đóng cửa phiên, ROS khớp lệnh 3,12 triệu đơn vị và giá trị giao dịch trung bình là hơn 351 tỷ đồng. 

Trước đó, ROS ghi nhận chuỗi ngày giảm sàn, hồi phục rồi lại giảm sàn khiến cho tâm lý nhà đầu tư hoang mang, lo sợ. Song, thanh khoản của mã ROS hiện là một trong những cổ phiếu vốn hoá lớn duy trì thanh khoản cao nhất thị trường và hút mạnh dòng tiền. 

Trong phiên 14/6, điều kỳ diệu lại tiếp tục xảy ra với bộ đôi HAG, HNG khi cùng "song phi" tăng kịch trần. Trong đó HNG tăng kịch trần, HAG tăng 6,3% lên mức trần 9.140 đồng/CP sau nhiều phiên lình xình quanh mốc 8.060 đồng/CP. Khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 11,2 triệu đơn vị. 

Còn HNG tăng trần lên 10.100 đồng/CP, khớp lệnh 9,65 triệu đơn vị. Bộ đôi HAG và HNG tiếp tục nhận được sự chú ý của khối ngoại, lượng mua gom lầ lượt đạt hơn 500.000 cổ phiếu và 177.000 cổ phiếu. Tín hiệu giá hai mã cổ phiếu của Bầu Đức tăng mạnh được cho là hiệu ích tích cực về tinh hình kinh doanh cảu tập đoàn. Trong đó, doanh thu từ mảng bán tranh dây sẽ đem lại lợi nhuận kỉ lục cho HAG trong năm nay. 

Diễn biến tích cực của HAG, HNG cũng kéo theo cổ phiếu AGR tăng trần. Hiện tại, AGR đang nắm giữ khoảng 7,5 triệu cổ phiếu HNG. QCG cũng tăng trần trở lại lên 21.600 đồng.

Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, ROS đã thoát sàn nhưng vẫn giảm mạnh 8.000 đồng uống 112.500 đồng. Cổ phiếu AMD - doanh nghiệp vừa được ROS thâu tóm 24,9% cổ phần vẫn tiếp tục giảm sàn phiên thứ 5 liên tiếp xuống 16.450 đồng.

 Bên cạnh đó, một số Bluechips như HPG, HSG, MSN, BVH, VNM, SAB…đồng loạt tăng mạnh giúp sắc xanh thị trường giữ vững.

Ngoài ra, một số cổ phiếu bất động sản, xây dựng như PC1, VRC, VNE, VCG, CTD, PDR, DXG, QCG…cũng giao dịch khá sôi động. Trong đó, QCG tăng trần với khối lượng khớp lệnh gần 600 nghìn đơn vị.

>>Điều gì đã khiến cổ phiếu săm lốp tăng phi mã, đi ngược xu hướng thị trường trong những phiên gần đây?

Có thể bạn quan tâm