Đức, Tây Ban Nha ghi nhận sự gia tăng kỷ lục các ca nhiễm Covid-19 kể từ tháng 4

Cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc ước tính có khoảng 3,9 triệu người dân châu Âu đã nhiễm Covid-19, tương ứng với 17% tổng số ca trên toàn cầu.
Đức, Tây Ban Nha ghi nhận sự gia tăng kỷ lục các ca nhiễm Covid-19 kể từ tháng 4

Đức và Tây Ban Nha mới đây đều ghi nhận tỷ lệ nhiễm Covid-19 hàng ngày tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 4, với các quốc gia khác trong khu vực cũng báo cáo sự gia tăng nhanh chóng trong các ca nhiễm mới. 

Một số quốc gia châu Âu tiếp tục áp dụng các hạn chế đi lại, giãn cách xã hội và yêu cầu đeo khẩu trang nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.

Tuy nhiên, WHO cho rằng việc nới lỏng các biện pháp y tế công cộng, bên cạnh sự “mất cảnh giác” từ người dân trong thời gian gần đây, là lời lí giải cho việc dịch bệnh có dấu hiệu tái bùng phát tại khu vực. 

Đức ghi nhận 1.707 trường hợp nhiễm Covid-19 mới trong 24 giờ qua - con số ca nhiễm hàng ngày cao nhất kể từ tháng 4. Cả nước hiện dã báo cáo 228.261 trường hợp nhiễm bệnh với 9.253 ca tử vong, theo dữ liệu tổng hợp từ Viện Robert Koch. 

Tây Ban Nha chứng kiến 3.715 trường hợp nhiễm virus mới được xác nhận và 127 bệnh nhân tử vong trong 24 giờ qua. Cũng như ở Đức, tỷ lệ lây nhiễm hàng ngày ở Tây Ban Nha đã không cao như vậy kể từ cuối tháng 4. 

Trong một diễn biến khác, Ý đã báo cáo 642 trường hợp nhiễm Covid-19 mới vào thứ Tư (19/8) theo giờ địa phương, ghi nhận mức gia tăng kỷ lục kể từ cuối tháng 5. Cả nước đã ghi nhận tổng số 255.278 trường hợp mắc với hơn 35.412 ca tử vong. 

Trong khi đó, Bộ Y tế Pháp đã ghi nhận 3.776 trường hợp nhiễm Covid-19 mới vào cùng ngày thứ Tư (19/8). Đây là ngày thứ 3 liên tiếp các ca nhiễm mới vượt ngưỡng 3.000 người trong tuần này.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra khuyến cáo chính phủ các nước khuyến khích công dân đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với người khác và tránh tụ tập đông người để làm chậm sự lây lan của virus.

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…