Elon Musk bị thu hồi 56 tỷ USD tiền cổ tức, ngôi vương tỷ phú giàu nhất thế giới sắp về tay chủ tịch Tập đoàn LVMH?

Một thẩm phán Delaware đã đưa ra phán quyết hủy bỏ gói chi thưởng trị giá 56 tỷ USD của Tesla cho CEO Elon Musk, đồng thời nhấn mạnh rằng con số này quá cao và không công bằng với các cổ đông khác…

Elon Musk bị thu hồi 56 tỷ USD tiền cổ tức, ngôi vương tỷ phú giàu nhất thế giới sắp về tay chủ tịch Tập đoàn LVMH?

Mới đây, một thẩm phán tại tòa án bang Delaware đã đưa ra phán quyết hủy bỏ gói chi thưởng trị giá 56 tỷ USD của Tesla cho CEO Elon Musk, với lý do rằng công ty đã không chứng minh được kế hoạch bồi thường này là công bằng.

Vậy là quyết định của Toà án đã nghiêng về phía có lợi cho ông Richard Tornetta - một cổ đông của Tesla - người đã đệ đơn kiện cách đây 5 năm và cáo buộc hội đồng quản trị đã hành động thiếu tính công bằng.

Thẩm phán Kathaleen McCormick đã yêu cầu các bên liên quan trong vụ kiện trao đổi về yêu cầu hoàn trả lại khoản bồi thường mà Elon Musk đã nhận được. Elon Musk có thể kháng cáo quyết định này lên Tòa án tối cao Delaware.

Thẩm phán Kathaleen McCormick cũng lưu ý trong phán quyết dài 200 trang của mình rằng gói lương thưởng mà Tesla trả cho Elon Musk vào năm 2018 là mức bồi thường lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp Mỹ. Chính con số này đã đưa ông chủ Tesla và SpaceX trở thành một “centibillionaire” ( tỷ phú có khối tài sản trên 100 tỷ USD) và là người giàu nhất hành tinh.

Các giám đốc của Tesla đã lập luận trong phiên tòa kéo dài một tuần rằng công ty trả tiền như vậy để đảm bảo một trong những doanh nhân năng động nhất thế giới tiếp tục dành sự quan tâm của mình cho nhà sản xuất xe điện.

Antonio Gracias, giám đốc Tesla từ năm 2007 đến năm 2021, đã gọi gói chi thưởng này là một thỏa thuận tuyệt vời cho các cổ đông vì ông cho rằng nó đã dẫn đến thành công phi thường của Tesla.

Ngược lại, Thẩm phán lại cho rằng thỏa thuận có vẻ đã được đàm phán bởi những giám đốc từng "mang ơn" vị tỷ phú công nghệ này. Bởi theo bà, Tesla chưa thể đưa ra các bằng chứng thuyết phục rằng kế hoạch bồi thường cao như vậy là cần thiết để đảm bảo Elon Musk vẫn cống hiến cho Tesla: “Bị cuốn hút bởi những lời hùng biện rằng "tất cả mọi ý tưởng đều có tiềm năng tăng trưởng" hoặc bị choáng ngợp bởi sức hấp dẫn siêu sao của Elon Musk, hội đồng quản trị Tesla có lẽ chưa bao giờ đặt ra câu hỏi trị giá 56 tỷ USD rằng: Kế hoạch này có cần thiết để Tesla giữ chân Elon Musk và đạt được mục tiêu của mình không?”.

Về phía mình, các luật sư của Richard Tornetta lập luận rằng hội đồng quản trị Tesla chưa bao giờ nói với các cổ đông rõ ràng về mục tiêu của họ. Đồng thời, nhóm pháp lý của nguyên đơn cũng nhấn mạnh, hội đồng quản trị có nhiệm vụ đưa ra mức lương phù hợp hoặc tìm kiếm một CEO khác và lẽ ra họ nên yêu cầu Elon Musk làm việc toàn thời gian tại Tesla thay vì cho phép ông tập trung vào các dự án khác. Thời gian qua, Elon Musk đã nhiều lần than thở về việc phải phân bổ thời gian giữa vô số các dự án và doanh nghiệp khác nhau, ví dụ như nền tảng X (Twitter cũ), startup công nghệ-sức khoẻ Neuralink, doanh nghiệp đào hầm Boring Company và công ty vũ trụ SpaceX.

Sau khi phán quyết được đưa ra, tỷ phú Elon Musk đã đăng tải một dòng trạng thái trên trang mạng xã hội X rằng: "Đừng bao giờ lập công ty của bạn tại bang Delaware".

Hiện tại, tính theo thời gian thực, Elon Musk hiện là tỷ phú đầu bảng trong danh sách của Forbes với tổng giá trị tài sản ròng là 210 tỷ USD, nhỉnh hơn 2 tỷ USD so với "ông trùm" hàng xa xỉ Bernard Arnault. Như vậy, nếu phải hoàn trả lại khoảng chi thưởng 56 tỷ USD, Elon Musk sẽ rơi xuống vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng và nhường lại ngôi vương cho chủ tịch Tập đoàn LVMH.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...