Elon Musk gặp rắc rối vì một email bí ẩn trong thương vụ Twitter

Dù tỷ phú công nghệ Elon Musk đã thay đổi ý định và tuyên bố tiếp tục thỏa thuận mua lại Twitter, mạng xã hội vẫn yêu cầu tăng cường điều tra thêm.
Elon Musk gặp rắc rối vì một email bí ẩn trong thương vụ Twitter

Elon Musk tuyên bố tiếp tục mua lại Twitter nhưng đang đối mặt với rắc rối mới

Tỷ phú công nghệ Elon Musk một lần nữa thay đổi ý định và tuyên bố tiếp tục thỏa thuận mua lại Twitter với giá gốc nhằm tránh rắc rối kiện tụng. Tuy nhiên, cuộc chiến pháp lý giữa Elon Musk và nền tảng mạng xã hội vẫn đang diễn biến căng thẳng.

Trong một đơn đệ trình lên Tòa Đại Pháp bang Delaware hôm 4/10, Thẩm phán Kathaleen McCormick đã cân nhắc yêu cầu của Twitter về việc tăng cường điều tra những tin nhắn giữa Elon Musk và cựu giám đốc an ninh Peiter “Mudge” Zatko – người được coi là tay trong của Musk tại Twitter. Mặc dù Zatko đã khẳng định rằng ông không hề liên lạc với Elon Musk, Twitter vẫn muốn tiếp tục điều tra một email bí ẩn xuất hiện trong hồ sơ của Quinn Emanuel, một công ty luật đại diện cho Musk.

Cụ thể, hôm 6/5, một nhân vật tự xưng là "cựu quản lý các nhóm kiểm duyệt nội dung tại Twitter" đã sử dụng tài khoản ProtonMail ẩn danh để liên lạc với Elon Musk. Trong email, người gửi đề nghị nhóm của Elon Musk liên lạc với họ qua một nền tảng khác bảo mật hơn nhằm cung cấp thông tin về Twitter. Sau sự việc trên, Twitter đã bắt đầu thúc đẩy tìm kiếm bất kỳ thông tin liên lạc kỹ thuật số nào, bao gồm văn bản, tin nhắn tức thì và tài liệu in, từ nhiều người liên hệ thân thiết với Elon Musk.

Nhóm pháp lý của Elon Musk sau đó đã viện cớ rằng vì Zatko khẳng định không liên lạc với Elon Musk và email trên chỉ được gửi cho Alex Spiro, luật sư của Musk chứ không được chuyển tiếp đến bất kỳ ai khác; những bằng chứng sau đó là không có căn cứ. Tuy nhiên, thẩm phán McCormick đã bác bỏ hai lập luận này. Bà cho rằng những lý lẽ của nhóm pháp lý của Elon Musk không đủ thuyết phục để ngăn cản việc Twitter tăng cường điều tra tài liệu.

“Lời khai của Zatko chưa được đánh giá là đáng tin cậy ở giai đoạn hiện tại và do đó không có giá trị. Hơn nữa, Bị đơn (nhóm của Musk) cũng không nêu rõ liệu đã có người trả lời hay xác định danh tính của người gửi email ngày 6/5 hay chưa. Thời gian và nội dung của email trên có thể cho thấy Zatko là người gửi", thẩm phán viết.

Bà McCormick cũng lưu ý thêm rằng Twitter có thể điều tra những tài liệu khác ngoài email. Nhóm của Elon Musk đã được lệnh cung cấp các tài liệu bổ sung trước ngày 7/10. Luật sư Alex Spiro cũng sẽ được yêu cầu trình bày những việc ông đã làm sau khi nhận được email ẩn danh nói trên.

Trong lá thư gửi Twitter, nộp cho Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC), Elon Musk khẳng định ông sẽ tiếp tục mua Twitter với điều kiện tòa án Delaware “hoãn phiên tòa và tất cả các thủ tục tố tụng khác liên quan đến thương vụ”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...