Tesla - Elon Musk thực hiện chính sách mới làm nhân viên gặp khó khăn

Từ khi Tesla - Elon Musk thông báo toàn bộ nhân viên phải quay trở lại văn phòng, đến nay vẫn không có đủ không gian và nguồn lực để thực hiện chính sách mới.
Tesla - Elon Musk thực hiện chính sách mới làm nhân viên gặp khó khăn

Tesla - Elon Musk thực hiện chính sách làm việc mới không khả thi

Hồi tháng 5, giám đốc điều hành Tesla - Elon Musk thông báo toàn bộ nhân viên sẽ phải quay trở lại văn phòng làm việc, với tối thiểu 40 giờ “cống hiến” mỗi tuần. Ba tháng kể từ khi tuyên bố của Tesla - Elon Musk được đưa ra cho đến nay vẫn không có đủ không gian và nguồn lực để thực hiện chính sách làm việc mới. Sự khắc nghiệt đã khiến tinh thần nhân sự Tesla giảm sút, nhất là đối với những người từng được phép làm việc từ xa trước đại dịch.

Sau khi mở rộng quy mô nhân sự trong những năm gần đây, Tesla - Elon Musk hướng trọng tâm vào việc xây dựng các trung tâm quốc tế và một nhà máy ở Texas. Mục tiêu là vậy, song hãng xe điện này hiện vẫn chưa xây dựng đủ văn phòng làm việc mới. Các cơ sở ở Nevada và California cũng chưa đủ các thiết bị cần thiết nên nhân viên văn phòng và người lao động có hợp đồng dài hạn không thể đến văn phòng tới 40 tiếng/tuần.

Chính sách của Tesla - Elon Musk đang gây nhiều khó khăn ơn cho nhân sự

Theo nguồn tin của CNBC, kế hoạch của Tesla là đưa các nhân viên ở khu vực vịnh San Francisco (bang California) đến văn phòng làm việc 3 ngày/tuần. Tuy nhiên, tình trạng thiếu ghế, chỗ làm việc, nơi đậu xe và một số nguồn lực khác khiến Elon Musk cắt giảm thời gian làm việc tại văn phòng xuống còn 2 ngày/tuần. Tình trạng thiếu ghế, chỗ làm việc, nơi đậu xe và một số nguồn lực khác khiến Tesla - Elon Musk cắt giảm thời gian làm việc tại văn phòng xuống còn 2 ngày/tuần.

Ngay cả các thiết bị đơn giản như dây kết nối, dây sạc cũng đang thiếu hụt. Vào những ngày đông nhân viên, nhiều người phải ra ngoài để gọi điện vì Tesla không có đủ phòng họp hay bốt điện thoại văn phòng để phục vụ cho tất cả.

Theo CNBC, Tesla - Elon Musk hiện đang giám sát việc đi làm của nhân viên. Báo cáo chi tiết về tình trạng vắng mặt mỗi tuần của từng người đều được ghi chép lại. Theo hồ sơ nội bộ, vào đầu tháng 9, trong một ngày làm việc bình thường ở Fremont, bang California, nơi đặt nhà máy lắp ráp xe điện đầu tiên của Tesla, khoảng 1/8 nhân viên không có mặt ở văn phòng. Đối với toàn bộ các văn phòng của Tesla, trong một ngày làm việc bình thường, số nhân viên vắng mặt chiếm tới 1/10. Tỷ lệ này không thay đổi nhiều so với tháng 3, thời điểm trước khi Musk đưa ra yêu cầu đến văn phòng làm việc, và thậm chí còn tăng đột biến vào cuối tuần và gần ngày lễ.

Thời điểm trước đại dịch, các quản lý tại Tesla - Elon Musk đã cho phép một số nhóm nhân viên được làm việc linh hoạt. Những yêu cầu nghiêm ngặt của Musk, về lý thuyết, sẽ xóa bỏ quyền lợi này. Tuy nhiên, một số nhân viên đặc biệt vẫn sẽ được cân nhắc.

Đầu tháng 6, ngay sau khi Tesla - Elon Musk yêu cầu tất cả nhân viên làm việc tối thiểu 40 tiếng mỗi tuần, Tesla tuyên bố cắt giảm số lượng lớn nhân viên. Khi đó, bộ phận nhân sự của Tesla đã hỏi các nhân viên sống cách xa công ty, rằng liệu họ có thể chuyển nhà và đến văn phòng làm việc hay không. Những nhân viên từ chối đều đã bị sa thải vào tháng 6 mà không được báo trước.

Ông chủ Tesla - Elon Musk liệu có quá hà khắc

Khó khăn nhất là những công nhân nhập cư. Họ có thể bị mất thị thực bất cứ lúc nào nếu bị công ty đột ngột sa thải. Chính sách khắc nghiệt khiến Tesla - Elon Musk mất đi lợi thế lớn trong việc tuyển dụng và giữ chân các nhân tài trung thành. Rất nhiều người đã đệ đơn xin nghỉ việc vì mong muốn sự linh hoạt và an toàn hơn.

Với chính sách được cho là vô cùng hà khắc và xem nhẹ nhu cầu, mong muốn thực tế này của nhiều công nhân Mỹ, Musk nghĩ rằng mình có thể quản lý và tận dụng sức lao động tốt hơn. Song theo nhiều chuyên gia, sự độc đoán này hại nhiều hơn lợi và sẽ khiến ngày càng nhiều nhân tài rời bỏ đế chế Tesla.

CNN cho rằng, rõ ràng, chính sách của Tesla đã bỏ qua 60% lao động Mỹ - những người đang làm những công việc từ xa hậu đại dịch, theo một cuộc khảo sát mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew. Trong đó, phụ nữ và một số đối tượng lao động dễ bị tổn thương đặc biệt có xu hướng muốn làm việc tại nhà toàn thời gian để chăm sóc con cái và gia đình. Cảm giác bị phân biệt giới tính tại văn phòng cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ không còn muốn đến công ty làm việc trực tiếp.

Tuy nhiên, trong một báo cáo hồi năm 2021 của Tesla, công ty cho biết luôn tự hào về cách họ giúp nhân viên cảm nhận tinh thần kết nối, ngay cả khi làm việc từ xa.

“Trong thời kỳ đại dịch, chúng tôi tập trung rất nhiều vào việc tăng cường đóng góp cho cộng đồng và đảm bảo nhân viên của mình luôn được kết nối. Cụ thể, chúng tôi mở rộng nhóm nhân viên nguồn (ERG) và đảm bảo chương trình có thể truy cập từ xa. Chúng tôi đảm bảo nhân viên của mình cảm thấy được lắng nghe và kết nối nhiều hơn bao giờ hết khi họ tham gia các sự kiện ảo thúc đẩy hòa nhập nội bộ”.

Trước đó, Tesla - Elon Musk cũng hàm ý chê người Mỹ "cố tránh đi làm", trong khi nhân viên Trung Quốc "chẳng ngại vào ca lúc 3 giờ sáng".

"Có rất nhiều người tài giỏi, chăm chỉ ở Trung Quốc, và họ tin vào lĩnh vực sản xuất", Musk nói trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times hôm 10/5. "Họ thức khuya, làm việc tới nửa đêm, thậm chí cả lúc 3 giờ sáng".

Trong khi đó, nhiều người vẫn ca ngợi khả năng đánh giá và tuyển dụng nhân tài của tỷ phú người Nam Phi, mặc dù họ cũng lưu ý rằng những người lao động không thuộc lòng những quy tắc mà Tesla - Elon Musk đặt ra có thể sẽ sớm phải ra đi.

“Nếu Elon Musk nhận thấy những điểm không tốt từ bạn, khả năng bạn phải ra đi là khá cao. Ông ấy thuê những người giỏi nhất về làm việc cho mình. Ông ấy là người thông minh nên biết cách để thuê những người thông minh”, Carl Medlock, một cựu Giám đốc khu vực của Tesla, nhấn mạnh. “Elon Musk là một người đàn ông tốt. Bộ óc thông minh cũng chính là điểm làm nên sự đáng sợ của người đàn ông này, nhưng nếu nhìn theo một hướng tích cực, điều đó tốt cho doanh nghiệp’’.

Ngoài ra, Carl Medlock cũng chia sẻ thẳng thắn về phong cách lãnh đạo có phần hà khắc của Elon Musk. Vị cựu lãnh đạo cho biết CEO Tesla "không có chút gì là xã giao" ở nơi làm việc và hiếm khi tương tác với cấp dưới, trừ khi ông cần giải quyết một vấn đề cấp bách.

“Bạn không nên tranh luận với Elon Musk. Nếu Musk quyết định “đây sẽ là hướng chúng ta sẽ đi”, điều tốt nhất mà bạn nên làm là đi theo hướng đó. Elon Musk không phải là người để người khác cãi lời”, Carl Medlock nói.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...