Elvira Nabiullina: Nữ tướng “lèo lái” nền kinh tế Nga vượt bão trừng phạt phương Tây

Từng là cố vấn kinh tế cho Tổng thống Nga Vladamir Putin, bà Elvira Nabiullina từng bước trở thành người phụ nữ đầu tiên điều hành ngân hàng trung ương của một quốc gia G8 kể từ 2013 đến nay…

d5i5ewgajjim7caqj74h7jnbea-163.jpg

Lần thứ hai trong vòng một thập kỷ, bà Elvira Nabiullina đang lèo lái nền kinh tế Nga vượt qua “vùng nước hiểm”.

NGƯỜI ĐÀN BÀ THÉP VÀ NHỮNG "PHƯƠNG THUỐC ĐẮNG"

Nhìn lại những vấn đề mà nước Nga đã trải qua trong thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng bà Elvira Nabiullina đã biến thảm họa thành cơ hội. Quay trở lại năm 2014, khi nước Nga bị rung chuyển bởi hai cú sốc kinh tế: giá dầu sụt giảm - do sản lượng của Mỹ tăng vọt và việc Arab Saudi từ chối cắt giảm xuất khẩu, làm giảm doanh thu từ dầu mỏ của Nga - và các lệnh trừng phạt kinh tế được áp đặt sau khi Nga sáp nhập Crimea.

http-comftimagepublishupp-prod-eus3amazonawscom-49ec3b1e-95f2-11e6-a1dc-bdf38d484582-9120.jpeg

Đồng rúp giảm mạnh. Bà Nabiullina từ bỏ các chính sách truyền thống, chẳng hạn như chi một lượng lớn dự trữ ngoại tệ để hỗ trợ tỷ giá hối đoái, mà thay vào đó chuyển trọng tâm của ngân hàng sang quản lý lạm phát. Bà đã tăng lãi suất lên 17% và duy trì ở mức tương đối cao trong nhiều năm.

Đó là một sự điều chỉnh “gây sốc” và khiến nền kinh tế suy thoái trong một năm rưỡi. Nhưng đến giữa năm 2017, bà đã làm được điều mà chỉ vài năm trước đó xem như còn rất xa vời: Tỷ lệ lạm phát giảm xuống dưới 4%, mức thấp nhất trong thời kỳ hậu Xô Viết.

Trong thế giới của các thống đốc ngân hàng trung ương, trong số các nhà kỹ trị được giao nhiệm vụ kiểm soát giá cả và ổn định hệ thống tài chính, bà Nabiullina đã trở thành một ngôi sao đang lên khi sử dụng các chính sách chính thống để quản lý một nền kinh tế “ngang ngược” thường bị ràng buộc bởi giá dầu.

Dưới sự chỉ đạo của bà Nabiullina, ngân hàng trung ương Nga đã tiếp tục nỗ lực hiện đại hóa. Ngân hàng cải thiện khả năng giao tiếp của mình bằng cách lên lịch các quyết định chính sách quan trọng, cung cấp hướng dẫn về chính sách, gặp gỡ các nhà phân tích và đồng ý mở rộng tiếp cận với báo giới, truyền thông.

Richard Portes, giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh London, người từng thảo luận với bà Nabiullina tại các hội nghị, cho biết: “Bà Elvira Nabiullina chính là hình mẫu của một thống đốc ngân hàng trung ương hiện đại. Bà ấy đang làm những gì mình phải làm, ngay cả khi điều đó gặp khó khăn về mặt chính trị”.

Bên cạnh thành tích về chính sách tiền tệ, bà Nabiullina còn nhận được nhiều lời khen ngợi vì theo đuổi mục tiêu làm trong sạch ngành ngân hàng. Trong 5 năm đầu tiên giữ vị trí đứng đầu, bà đã thu hồi khoảng 400 giấy phép ngân hàng – về cơ bản là đóng cửa 1/3 tổ chức tài chính của Nga – trong nỗ lực loại bỏ các ngân hàng làm việc yếu kém lâu năm hoặc đã thực hiện các giao dịch đáng ngờ.

Năm 2015, bà được tạp chí Euromoney vinh danh là Thống đốc Ngân hàng Trung ương của năm. Ba năm sau, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khi đó là Christine Lagarde đã ca ngợi rằng bà Nabiullina là người có thể khiến “ngân hàng trung ương hát vang”.

Sergei Guriev, một nhà kinh tế người Nga hiện là giáo sư tại Sciences Po ở Paris, cho biết: “Chống tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng là công việc dành cho những người rất can đảm. Trong 15 năm qua, tính chính trực của bà ấy chưa bao giờ bị nghi ngờ". Cần phải ghi nhận sự dũng cảm hiếm thấy của bà Nabiullina bởi trong giai đoạn diễn ra cuộc chiến đầy nguy hiểm chống các nhà tài phiệt tham lam của Tổng thống Putin, đã từng xảy ra việc ám sát quan chức chính phủ không chịu thỏa hiệp với tội phạm.

00russian-central-banker-3-superjumbo-3382.jpg

HÓA GIẢI CÁC LỆNH TRỪNG PHẠT, TRỞ THÀNH CHỖ DỰA TIN CẬY CỦA TỔNG THỐNG PUTIN

Bà Elvira Nabiullina là quan chức cấp cao cực kỳ quan trọng trong chế độ của Tổng thống Vladimir Putin trong hơn hai thập kỷ. Bà là cố vấn kinh tế trưởng của ông trong hơn một năm trước khi được bổ nhiệm làm chủ tịch ngân hàng trung ương vào tháng 6/2013. Vào thời điểm ông Putin làm Thủ tướng, bà Nabiullina giữ chức Bộ trưởng phát triển kinh tế.

Sofya Donets, nhà kinh tế học tại Renaissance Capital ở Moscow, người đã làm việc tại ngân hàng trung ương Nga từ năm 2007 đến năm 2019, chia sẻ: “Bà ấy rất được chính phủ và Tổng thống tin tưởng”.

Niềm tin này tiếp tục được bồi đắp khi bà Nabiullina từng bước củng cố nền kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt của phương Tây, đặc biệt là nhiều lệnh cấm kéo dài của Mỹ.

Bà Nabiullina đã đặt mục tiêu giúp các doanh nghiệp và ngân hàng giảm bớt khả năng bị tổn thương khi Washington hạn chế việc tiếp cận việc sử dụng USD của đất nước. Bà cũng chuyển dự trữ của ngân hàng trung ương, vốn trị giá hơn 600 tỷ USD, sang vàng, đồng Euro và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.

Trong nhiệm kỳ của bà, tỷ lệ USD trong dự trữ của Nga đã giảm xuống khoảng 11%, từ mức hơn 40% trước đó, theo một bài phát biểu trước Quốc hội Nga vào năm 2022. Bà nhấn mạnh với các nhà lập pháp, ngay cả sau khi các lệnh trừng phạt làm đóng băng nguồn dự trữ ở nước ngoài của ngân hàng, quốc gia này vẫn có đủ lượng dự trữ bằng vàng và đồng Nhân dân tệ.

Các biện pháp bảo vệ khác nhằm ứng phó với lệnh trừng phạt bao gồm một giải pháp thay thế cho SWIFT, hệ thống nhắn tin ngân hàng toàn cầu, đã được Nga chủ động phát triển trong những năm gần đây. Và ngân hàng đã thay đổi cơ sở hạ tầng thanh toán để xử lý các giao dịch thẻ tín dụng trong nước nên ngay cả khi Visa và Mastercard rời bỏ thị trường này cũng sẽ chỉ gây ra tác động tối thiểu.

Sau khi dành gần một thập kỷ tạo dựng danh tiếng trong việc kiềm chế lạm phát và áp dụng chính sách tiền tệ truyền thống, các hình phạt tài chính của phương Tây đã không thể khuất phục được nền kinh tế Nga dưới sự chèo lái khôn ngoan của nữ tướng Nabiullina.

Bà Nabiullina đã nâng lãi suất lên cao gấp đôi, chạm mức 20%; sử dụng các biện pháp kiểm soát vốn để hạn chế nghiêm ngặt dòng tiền ra khỏi đất nước; ngừng giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch Moscow và nới lỏng các quy định đối với ngân hàng để việc cho vay không bị ách tắc.

Những biện pháp này đã ngăn chặn sự hoảng loạn ban đầu và giúp đồng rúp phục hồi. Ước tính khoảng 300 tỷ USD tài sản của ngân hàng trung ương Nga đã bị giữ lại ở các quốc gia thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), EU và Australia sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát năm 2022. Mỹ và EU liên tục đe dọa sẽ tịch thu số tài sản này của Nga để chuyển cho Ukraine. Tuy nhiên, Nga cũng không vừa khi tuyên bố nếu phương Tây liều lĩnh làm điều này, Kremlin sẽ tiến hành quốc hữu hóa các khoản đầu tư và tài sản thuộc sở hữu của các công ty phương Tây đang làm ăn tại Nga khiến phương Tây chùn tay.

Bà Nabiullina nổi tiếng vì sử dụng những chính sách truyền thống để điều hành nền kinh tế thường xuyên chịu tác động từ giá dầu. Năm 2015, nữ thống đốc ngân hàng trung ương đầu tiên của Nga được tạo chí Euromoney bình chọn là Thống đốc của năm. Năm 2018, bà Christine Lagarde – khi đó là Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng nhận xét Nabiullina là người "có thể khiến các ngân hàng trung ương được chú ý".

Chính bà Nabiullina là nhân vật thầm lặng nhưng chứng tỏ bà đã trở thành chỗ dựa hết sức tin cậy của Tổng thống Putin, gánh vác trách nhiệm đưa kinh tế Nga vượt qua thời kỳ khó khăn và duy trì ổn định cho hệ thống tài chính trước khoảng 17.500 lệnh trừng phạt của phương Tây. Suốt từ năm 2014 đến nay, bà đã giúp Nga xây pháo đài kinh tế để chống chịu bão trừng phạt, đưa ra những giải pháp mạnh mẽ và thực tếgiúp nền kinh Nga trụ vững, không bị sụp đổ như dự đoán của Mỹ và các nước phương Tây. Không những thế, năm 2023 Nga đã trở lại Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Vào năm 2014, đối mặt với sự sụp đổ của đồng rúp và lạm phát tăng vọt chỉ sau chưa đầy một năm được bổ nhiệm làm người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga, bà Nabiullina đã buộc tổ chức này phải bước vào kỷ nguyên hoạch định chính sách kinh tế hiện đại bằng cách tăng mạnh lãi suất. Động thái mạo hiểm này đã kiềm chế giá cả tăng vọt và giúp bà có được danh tiếng quốc tế với tư cách là một nữ lãnh đạo với những quyết định cứng rắn.

Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga

Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga

Giờ đây, nhiệm vụ cốt yếu của bà Nabiullina là hỗ trợ nền kinh tế Nga vượt qua thời kỳ suy thoái và giữ cho hệ thống tài chính của nước này, vốn bị cắt đứt khỏi phần lớn phần còn lại của thế giới, được nguyên vẹn.

Thử thách diễn ra sau nhiều năm bà nỗ lực tăng cường khả năng phòng vệ tài chính của nước Nga trước các loại biện pháp trừng phạt khắc nghiệt chưa từng thấy mà phương Tây áp dụng để đáp trả lạicác hành động cứng rắn của Tổng thống Vladimir Putin.

Cuối tháng 4/2022, Quốc hội Nga phê chuẩn bà Elvira Nabiullina thêm 5 năm làm chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nga sau khi Tổng thống Putin đề cử bà phục vụ nhiệm kỳ thứ ba.

“Bà Elvira Nabiullina là ngọn hải đăng quan trọng về sự ổn định cho hệ thống tài chính của Nga. Việc tái bổ nhiệm bà ấy có giá trị mang tính biểu tượng”, Elina Ribakova, phó kinh tế trưởng của Viện Tài chính Quốc tế tại Mỹ nhận xét.

Bà Elvira Nabiullina thường được mô tả là người duyên dáng, tập trung, luôn chuẩn bị tốt và là một người hâm mộ lịch sử và opera. Bà được sinh ra ở Ufa, một thành phố cách Moscow hơn 1.000 km về phía đông; sau đó theo học tại Đại học quốc gia Moscow, một trong những cơ sở giáo dục danh tiếng nhất đất nước và kết hôn với một nhà kinh tế đồng nghiệp.

Xem thêm

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử lần thứ 4

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử lần thứ 4

Tổng thống Vladimir Putin đã một lần nữa chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tại Nga mà gần như không có đối thủ cạnh tranh, hứa hẹn sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nga và đối đầu với các lệnh trừng phạt phương Tây….

Có thể bạn quan tâm

“Soán ngôi” Jeff Bezos, Mark Zuckerberg leo lên giàu thứ hai thế giới

“Soán ngôi” Jeff Bezos, Mark Zuckerberg leo lên giàu thứ hai thế giới

Mark Zuckerberg đã vượt qua Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới, với giá trị tài sản ròng đạt 206,2 tỷ USD. Thành công này phản ánh đà tăng trưởng mạnh mẽ của Meta nhờ lợi nhuận từ quảng cáo trực tuyến và đầu tư vào trí tuệ nhân tạo…

Kamala Harris: Người phụ nữ da màu quyền lực nhất nước Mỹ

Kamala Harris: Người phụ nữ da màu quyền lực nhất nước Mỹ

Bà Kamala Harris, Phó Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, đã trở thành biểu tượng của sự bình đẳng, công lý và tiến bộ. Trong bối cảnh chính trị hiện nay, bà Harris không chỉ là người kế thừa vị trí của Tổng thống Joe Biden mà còn là niềm hy vọng mới cho tương lai của nước Mỹ…

Soi lương các CFO hàng đầu thế giới

Soi lương các CFO hàng đầu thế giới

Lương trung bình của các Giám đốc Tài chính (CFO) đã tăng gần 8,5% vào 2023 khi các ưu đãi dựa trên cổ phiếu được các tập đoàn sử dụng nhiều hơn để giữ người thay vì một mức lương cứng cụ thể...

Sếp Amazon: Để Việt Nam bước ra toàn cầu cần có kiềng 3 chân

Sếp Amazon: Để Việt Nam bước ra toàn cầu cần có kiềng 3 chân

Để Việt Nam bước ra toàn cầu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới cần kiềng 3 chân: Năng lực sản xuất, dựa trên lợi thế các sản vật, nguyên vật liệu địa phương; kết hợp và thấm nhuần các kỹ năng online để vận hành doanh nghiệp trên môi trường TMĐT và làm thương hiệu...