Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử lần thứ 4

Tổng thống Vladimir Putin đã một lần nữa chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tại Nga mà gần như không có đối thủ cạnh tranh, hứa hẹn sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nga và đối đầu với các lệnh trừng phạt phương Tây….

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử lần thứ 4

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử ở Nga vào 17/3, củng cố hệ thống quyền lực vốn đã rất mạnh mẽ của ông tại xứ sở bạch dương. Kết quả này có nghĩa là ông Putin, 71 tuổi, sẽ bắt đầu nhiệm kỳ mới kéo dài 6 năm và nếu hoàn thành nhiệm kỳ, ông sẽ vượt qua Josef Stalin để trở thành nhà lãnh đạo tại nhiệm lâu nhất ở Nga trong hơn 200 năm qua.

Tổng thống Vladimir Putin đã giành được 87,8% số phiếu bầu, kết quả cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử nước Nga thời hậu Xô Viết, theo một cuộc thăm dò ​​của tổ chức thăm dò dư luận Tổ chức Ý kiến Công chúng (FOM). Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga (VCIOM) cũng xếp ông Putin vào vị trí 87%. Kết quả chính thức đầu tiên cho thấy các cuộc thăm dò là chính xác.

Khả năng phục hồi nền kinh tế Nga chắc chắn là điểm thu hút chính trong các cam kết của ông Vladimir Putin, người đã liên tục lãnh đạo nước Nga kể từ năm 1999 đến nay, dù là trên cương vị Tổng thống hay Thủ tướng.

Sau khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra vào năm 2022, nhiều công ty lớn đã nhanh chóng rời khỏi Nga, đồng thời cả EU và Mỹ đều phối hợp gia hạn một số gói trừng phạt nặng nề nhằm mục đích gây sức ép đến nền kinh tế Nga. Trên thực tế, ngay từ sự kiện sát nhập Crimea vào năm 2014, cả Mỹ và EU đều đã áp đặt các biện pháp trừng phạt ngoại giao, kinh tế và tài chính đối với Nga vào thời điểm đó. Mặc dù nhẹ hơn những biện pháp hiện tại, Moscow vẫn nghiêm túc xem xét những cảnh báo đó và biết rằng một cuộc chiến toàn diện sẽ đồng nghĩa với các biện pháp bổ sung, cứng rắn hơn.

Do đó, Nga đã chuẩn bị nền kinh tế của mình để chuyển sang nền kinh tế chiến tranh. Nga tiếp tục củng cố thị trường tài chính và năng lượng, chuyển hướng sang các đồng minh phương Đông như Trung Quốc, chẳng hạn như với đường ống ESPO.

Nếu Nga thực sự bị cô lập khỏi phương Tây, thì nước này vẫn duy trì quan hệ tốt với các đồng minh hùng mạnh ở nơi khác - chẳng hạn như hầu hết các nước láng giềng trực tiếp, từng là một phần của Liên Xô. Nhờ những đối tác như vậy, giao thương với châu Âu vẫn có thể thực hiện được, mặc dù có một số điều chỉnh.

Và bất chấp các lệnh trừng phạt, Nga vẫn là một trong những nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và được hưởng lợi từ quyết định cắt giảm xuất khẩu dầu thô của OPEC và OPEC+ kể từ năm ngoái.

“Với mức giá hiện tại, ngân sách kiếm đủ tiền từ thuế dầu để tài trợ cho cả tổ hợp công nghiệp quân sự, chi tiêu xã hội và các hạng mục ngân sách khác với mức thâm hụt dưới 1% GDP”, ông Christopher Weafer - giám đốc điều hành của công ty tư vấn Macro-Advisory, nhận xét.

Ông Weafer cũng giải thích thêm rằng doanh thu từ dầu mỏ rất quan trọng vì được coi là “yếu tố biến động”. Sự mất giá 20% của đồng rúp so với USD trong năm ngoái đã thúc đẩy doanh thu xuất khẩu của Nga - vì xuất khẩu dầu được tính bằng đồng tiền của Mỹ, bất kể loại tiền tệ nào được sử dụng trong giao dịch.

Với nguồn thu ổn định chảy vào ngân sách, Nhà nước Nga - với hệ thống quản lý mang lại sự ổn định nhất định trong nhiều thập kỷ - tiếp tục “lấy lòng” người dân với những chiến lược hỗ trợ kinh tế trên diện rộng. Tiền lương đã tăng mạnh trong năm qua, kể cả những người có thu nhập thấp nhất, vẫn được tăng 20% nhờ nguồn tiền được Nhà nước bơm vào.

Có nhiều khoản hỗ trợ riêng dành cho gia đình của hàng trăm nghìn quân nhân Nga nhập ngũ. Việc huy động quân sự là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu lao động hiện nay, đồng nghĩa với việc dễ tìm và dễ giữ việc làm.

Chính những yếu tố này đang thúc đẩy sự phục hồi trong lĩnh vực tiêu dùng và mang lại cảm giác ổn định và tự tin chung khi mọi người có tiền để chi tiêu, ông Christopher Weafer nhận định.

Ngay cả sự thiếu hụt hàng hoá do các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng không thực sự còn là vấn đề nữa, vì các sản phẩm tương tự của Nga đã thay thế cho những mặt hàng phổ biến từ phương Tây.

Tuy nhiên, nhìn về tương lai trong trung hạn, các biến động trên thị trường dầu mỏ có thể ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu của Nga, cho dù đó là do khối lượng xuất khẩu ít hơn hay giá dầu đi xuống. “Khi đó, chính phủ sẽ phải cắt giảm chi tiêu ở một số lĩnh vực vì không thể vay tiền và sẽ không sẵn sàng sử dụng nguồn dự trữ tài chính quá nhiều hoặc quá nhanh”, ông Christopher Weafer lưu ý.

Ngoài ra, một vấn đề lớn hơn sẽ trở nên rõ ràng trước năm 2030 và đó là sự suy giảm dân số của Nga. Giống như những nơi khác, dân số đất nước đang giảm và lực lượng lao động cũng vậy.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…