EU ấn định ngày "chính thức hóa" thỏa thuận Brexit

Ngày 15/11, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết, các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ chuẩn bị nhóm họp để "chính thức hóa" thỏa thuận "ly hôn" Brexit, sau khi Anh và EU đạt được dự thảo
EU ấn định ngày "chính thức hóa" thỏa thuận Brexit

"Nếu không có gì bất thường xảy ra, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp Hội đồng châu Âu để hoàn tất và chính thức hóa thỏa thuận Brexit", ông Donald Tusk tuyên bố sau khi gặp ông Michel Barnier, Trưởng đoàn đàm phán của EU. Chủ tịch Hội đồng châu Âu đồng thời cho biết, cuộc họp sẽ được diễn ra vào ngày 25/11 tới. 

Trước đó, tối 14/11, phát biểu trước báo giới, ông Michel Barnier vui mừng thông báo, Brussels và London đã đạt được "tiến triển mang tính quyết định", mở ra con đường dẫn đến hoàn tất thỏa thuận "ly hôn" giữa EU và nước Anh.

Ông Barnier khẳng định hai bên đã tìm ra giải pháp để tránh một “biên giới cứng” với Ireland - vấn đề khó khăn nhất trong quá trình đàm phán Brexit, đồng thời cho phép toàn bộ nước Anh ở lại trong Liên minh Thuế quan. 

Được biết, dù dự thảo thỏa thuận này đã nhận được sự ủng hộ từ các lãnh đạo trong nội các nước Anh, nhưng bà May và các cộng sự sẽ còn phải đối mặt với "cuộc chiến" tại Hạ Viện khi thỏa thuận này đưa ra để phê chuẩn. Để được thông qua, bà May cần được sự ủng hộ của 320/650 nghị sỹ tại Hạ viện.

Giới chuyên gia nhận định, đây là một thách thức lớn đối với Thủ tướng Anh Theresa May, bởi phe ủng hộ Brexit cứng rắn trong nội bộ đảng Bảo thủ của bà luôn cho rằng bà "đầu hàng trước áp lực của EU". 

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...