EU đạt được thỏa thuận thanh toán bù trừ trước thềm Brexit

Các nhà thanh toán bù trừ lớn, còn được gọi là các đối tác trung tâm, phải “đứng chân” cả ở Anh và EU trong một giao dịch tài chính để đảm bảo hoạt động được thông suốt và an toàn.
EU đạt được thỏa thuận thanh toán bù trừ trước thềm Brexit

Ngày 13/3, các chính phủ và các nhà lập pháp của Liên minh Châu Âu (EU) đã đạt được thống nhất về những quy tắc mới có thể buộc các nhà thanh toán bù trừ lớn của nước ngoài phải di dời đến lãnh thổ EU nếu muốn tiếp tục phục vụ khách hàng của khối.

Thanh toán bù trừ bằng đồng euro là một trong những “chiến trường chính” giữa London và Brussels trong các cuộc đàm phán định hình thị trường tài chính châu Âu khi Anh rời EU, còn gọi là Brexit.

Bộ trưởng Tài chính Romania Eugen Teodorovici cho biết thỏa thuận này là cần thiết để đảm bảo nền tảng pháp lý cho những quy tắc sẽ được áp dụng trong tương lai, đặc biệt là liên quan đến cách thức để các công ty có trụ sở bên ngoài EU tiếp tục hoạt động trong thị trường đơn nhất nếu muốn.

Các quy tắc mới sẽ được áp dụng cho các công ty tài chính lớn của Mỹ như CME và ICE, cũng như các công ty thanh toán bù trừ của Anh hậu Brexit với các yêu cầu tái bố trí nghiêm ngặt nhất sẽ được nhắm trực tiếp vào LCH, một thành viên Sở giao dịch Chứng khoán London đang thống trị nghiệp vụ thanh toán bù trừ bằng đồng euro.

Động thái trên có thể sẽ tước đi của London một phần đáng kể hoạt động thanh toán bù trừ trị giá hàng nghìn tỷ euro.

Các nhà thanh toán bù trừ lớn, còn được gọi là các đối tác trung tâm, phải “đứng chân” cả ở Anh và EU trong một giao dịch tài chính để đảm bảo hoạt động được thông suốt và an toàn. Vấn đề càng trở nên quan trọng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, do các cơ quan quản lý đã yêu cầu nhiều nghiệp vụ phái sinh phải được thanh toán bù trừ bởi một bên thứ ba thông qua phương thức đấu thầu nhằm giảm thiểu rủi ro.

Trong khuôn khổ những biện pháp cải tổ, được đề xuất bởi Ủy ban châu Âu vào tháng 6/2017, các nhà thanh toán bù trừ nước ngoài khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong EU sẽ phải chịu sự giám sát của khối, bên cạnh sự giám sát của cơ quan quản lý quốc gia nơi đặt trụ sở.

Những đơn vị thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho số lượng rất lớn các sản phẩm phái sinh bằng đồng euro, như LCH, thậm chí có thể bị buộc phải di dời đến EU để giữ khách hàng của mình.

Động thái này đang gây nhiều đảo lộn tại London, đồng thời bị cơ quan quản lý tài chính của Mỹ chỉ trích và đe dọa sử dụng các biện pháp trả đũa.

Trước đó hồi tháng Hai, nhằm tránh thị trường gián đoạn trong trường hợp xảy ra Brexit không thỏa thuận, Cơ quan quản lý thị trường EU đã ủy quyền cho 3 nhà thanh toán bù trừ có trụ sở tại Anh là LCH, ICE Clear Europe và LME Clear tiếp tục phục vụ khách hàng EU trong một năm sau Brexit.

Theo Vietnamplus/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…