EU ra điều kiện để chấp thuận kế hoạch Brexit của Anh

EU và Anh đạt được thỏa thuận về các điều kiện trong giai đoạn chuyển tiếp và tầm nhìn về hiệp định mậu dịch tự do “trên phạm vi rộng và đầy tham vọng” giữa hai bên, với điều kiện nước Anh phải có giả
EU ra điều kiện để chấp thuận kế hoạch Brexit của Anh

Lãnh đạo 27 nước thành viên EU đã tán thành với kế hoạch dày 7 trang giấy về thỏa thuận tương lai với nước Anh tại Hội nghị Cấp cao EU vừa diễn ra hôm qua (23/3) tại Brussels (Bỉ). Theo kế hoạch này, thuế quan đối với hàng hóa được xác định là 0%, hai bên được đánh cá ở vùng biển của nhau và hợp tác về các vấn đề quốc phòng và đối ngoại.

Những tiến bộ trong Dự thảo thỏa thuận về việc nước Anh rút khỏi EU (Brexit) đưa ra đầu tuần này cũng được 27 nước EU hoan nghênh. Văn kiện dày 129 trang này đề cập cả các điều kiện cho giai đoạn chuyển tiếp và giải pháp cho biên giới Ireland - vấn đề đang còn nhiều tranh cãi tại Anh bởi việc này giữ Bắc Ireland trong liên minh thuế quan và thị trường chung EU.

Tuy nhiên, 27 nước EU giữ quan điểm, thỏa thuận thương mại tương lai chỉ có thể đạt được một khi nước Anh đảm bảo để Bắc Ireland giữ quan hệ như hiện tại với EU.

Thủ tướng Ireland, ông Leo Varadkar, cho biết, hạn chót cho thỏa thuận trên là tháng 10/2018, mặc dù Ireland hối thúc chính quyền Anh phải có câu trả lời dứt khoát là có tránh tạo ra biên giới cứng hay không trước khi Hội nghị Cấp cao của EU diễn ra vào tháng 6/2018.

Các nhà đàm phán của cả hai bên đều tin tưởng rằng, một thỏa thuận thương mại có thể được soạn thảo trong giai đoạn chuyển tiếp (kéo dài 21 tháng) và sau đó sẽ có hiệu lực sau ngày 29/3/2019 - thời điểm nước Anh rút khỏi EU.

Tuy nhiên, ông Philippe Lamberts, chính khách Bỉ, thành viên của Quốc hội châu Âu nghi ngờ đánh giá lạc quan nói trên của các nhà đàm phán. “Ai có thể tin rằng, trong vòng 21 tháng mà có thể hoàn thành soạn thảo và phê chuẩn một hiệp định. Đó là điều không thể”, ông Philippe Lamberts nói và cho rằng, giai đoạn quá độ nên được kéo dài hơn.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...