FED giữ nguyên lãi suất, phớt lờ sức ép từ Tổng thống Trump

Sau cuộc họp diễn ra trong hai ngày 30/4 và 1/5, đêm qua (giờ Việt nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở 2,25 - 2,5%, với quan điểm tiếp tục chờ đợi diễn biến của lạm
FED giữ nguyên lãi suất, phớt lờ sức ép từ Tổng thống Trump

Quyết định trên khiến hoạt động bán ra cổ phiếu thể hiện mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua, khi kỳ vọng FED có thể giảm lãi suất có phần được “thắp lên” trước đó.

Kỳ vọng này hình thành từ những kêu gọi FED hạ lãi suất có trong thời gian qua, đặc biệt từ đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump với mức cần giảm là 1% vào hôm thứ Ba.

“Thị trường đã định giá lần cắt giảm lãi suất này. Họ muốn hạ lãi suất và điều này về cơ bản là ông Powell đang nói “xin lỗi nhưng chúng tôi không làm thế””, Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group, bình luận trên một bản tin sau quyết định của FED.

Chỉ số Dow Jones đảo chiều từ mức tăng khá trước thềm quyết định của FED và chốt phiên đêm qua giảm 0,61%, S&P 500 mất 0,75%, trong khi Nasdaq Composite giảm 0,57%.

Trước đó, trên trang Twitter cá nhân, ông Trump đã có loạt bài đăng bày tỏ quan điểm rằng kinh tế Mỹ có thể “đi lên như tên lửa” nếu lãi suất được cắt giảm, ví dụ khoảng 1 điểm phần trăm.

Ông Trump cho rằng Trung Quốc đang thúc đẩy nền kinh tế của họ bằng cách giữ lãi suất ở mức thấp, còn Fed đã không ngừng nâng lãi suất, mặc dù lạm phát của Mỹ ở mức rất thấp.

Fed đã tăng lãi suất bốn lần vào năm 2018, đưa tổng số lần tăng của ngân hàng trung ương này kể từ tháng 12/2015 lên con số chín. Lãi suất cho vay chuẩn của Mỹ cũng được nâng từ 0% sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 lên mức hiện tại là khoảng từ 2,25-2,5%.

Nhưng sang năm nay, Fed đã tạm ngừng tiến trình này và phát đi tín hiệu rõ ràng rằng họ chưa có ý định điều chỉnh chính sách tiền tệ ngay lúc này, khi nền kinh tế lớn nhất thế giới có nhiều tín hiệu trái chiều.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...