"Gã khổng lồ" Microsoft bị Pháp đòi hơn 700 triệu USD tiền thuế

Giới chức thuế của Pháp đang tìm cách "đòi" lại 600 triệu euro (khoảng 715 triệu USD) tiền thuế từ một công ty con của Microsoft tại Ireland có giao dịch với khách hàng tại Pháp.
"Gã khổng lồ" Microsoft bị Pháp đòi hơn 700 triệu USD tiền thuế

Tuần san L'Express của Pháp số ra ngày 30/8 cho biết trong năm 2016, Microsoft đóng tổng cộng 32,2 triệu euro thuế doanh nghiệp tại Pháp. 

Chính quyền Paris cho rằng con số này không tương xứng với quy mô làm ăn của hãng này tại đây, nhưng Microsoft từ chối đóng thuế cho các hoạt động kinh doanh tại Pháp thực hiện thông qua chi nhánh tại Ireland. 

Quan chức thuế của Pháp từ chối bình luận về thông tin trên. 

Trong khi đó, Microsoft khẳng định hãng này kinh doanh "phù hợp với luật pháp và quy tắc tại tất cả các quốc gia mà công ty này hoạt động, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thuế địa phương để đảm bảo tuân thủ toàn diện luật pháp địa phương." 

Đây là vụ tranh cãi giữa Pháp và Microsoft về thuế lớn thứ 2 giữa Chính quyền Paris với một tập đoàn công nghệ đa quốc gia, sau vụ ồn ào mới đây với Google trị giá 1,1 tỷ euro. 

Tương tự như trường hợp của Microsoft, Google từ chối thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho các làm ăn của hãng này với đối tác Pháp thông qua chi nhánh tại Ireland. 

Hồi tháng Bảy, một tòa án của Pháp đã ra phán quyết ủng hộ Google trong vụ tranh cãi. Cơ quan thuế của Paris đang kháng cáo quyết định này, song Chính phủ Pháp đã để ngỏ khả năng dàn xếp giữa hai bên. 

Các "đại gia" công nghệ hàng đầu thế giới đang vấp phải nhiều chỉ trích tại từ giới chức châu Âu liên quan tới các "thủ thuật" sắp xếp tài khóa tinh vi nhằm đăng ký lợi nhuận tại các nước đánh thuế thấp mặc dù những khoản tiền này thu được từ giao dịch với khách hàng tại các nước khác. 

Trong chiến dịch tranh cử trước đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng cam kết sẽ thắt chặt chính sách đánh thuế đối với các tập đoàn công nghệ của Mỹ, cho rằng chính sách thuế "mập mờ" của các công ty này là bất công đối với các công ty châu Âu và là một phần gây nên tâm lý bất mãn đối với toàn cầu hóa.

Theo Vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…