Giá dầu thoát khỏi mức thấp sau hai tuần giảm liên tiếp

Giá dầu đã tăng cao vào sáng nay (30/9), thể hiện sự hồi phục từ mức thấp trong phiên trước, mặc dù mức tăng này đã được kiểm tra bởi những lo ngại về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu.
Giá dầu thoát khỏi mức thấp sau hai tuần giảm liên tiếp

U.S West Texas Intermediate (WTI) tăng 14 cent, tương đương 0,3% lên 56,05 USD/thùng. Dầu thô Brent LCOc1 tương lai tăng 0,3% lên mức 62,12 USD/thùng, sau khi giảm xuống mức thấp 60,76 USD/thùng vào thứ Sáu tuần trước.

Hoàng tử Ả Rập Xê Út đã cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn phát sóng vào Chủ Nhật (29/9) theo giờ địa phương rằng giá dầu có thể tăng vọt với “những con số cao không tưởng” nếu thế giới không cùng nhau hợp tác để ngăn chặn Iran, nhưng ông cũng nhấn mạnh về việc mong muốn một giải pháp chính trị thay vì quân sự.

Phong trào Houthi cho biết vào trước đó một ngày (28/9), họ đã thực hiện một cuộc tấn công lớn gần biên giới với khu vực Najran phía nam Ả Rập Xê Út và bắt giữ nhiều binh lính cùng phương tiện, nhưng chưa có xác nhận ngay lập tức từ chính quyền Ả Rập Xê Út.

Dầu thô vẫn phải chịu nhiều áp lực khi các thương nhân cân nhắc tác động đến nên kinh tế toàn cầu của cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Stephen Innes, chiến lược gia thị trường của SPI Asset Management chia sẻ: “Với việc sản xuất dầu của Ả Rập Xê Út đang dần trở lại, trọng tâm được chuyển sang câu chuyện về chiến tranh thương mại và hậu quả của sự phá huỷ nhu cầu, vốn đang bị làm trầm trọng thêm bởi việc kiểm soát vốn của chính quyền Hoa Kỳ khi họ điều tra về hiệu quả của việc gới hạn dòng vốn đầu từ của Hoa Kỳ vào Trung Quốc.”

Chính quyền của TT Donald Trump đang xem xét huỷ bỏ các công ty Trung Quốc khỏi sản giao dịch chứng khoán của Hoa Kỳ, ba nguồn tin thân cận cho biết, trong đó, sự leo thang của cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế sẽ càng trở nên căng thẳng hơn.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...