Giày chứa máu bị yêu cầu ngừng bán

Giày mang tên "Quỷ Satan", chứa máu người, bị thẩm phán yêu cầu ngừng sản xuất, bán.

Hôm 1/4, Billboard đăng tin một thẩm phán liên bang yêu cầu ngăn việc bán loại giày đang gây tranh cãi sau khi nhận được đơn kiện của Nike. Hãng này kiện MSCHF đã thiết kế lại đôi Air Max 97 của họ, bên trong chứa máu hiến tặng của các công nhân, khiến dư luận phẫn nộ, hiểu lầm và đòi tẩy chay Nike.

Luật sư của Nike lập luận: "Chúng tôi đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy một số người tiêu dùng nói rằng họ sẽ không bao giờ mua giày Nike nữa. Dấu swoosh của Nike cần phải được bảo hộ". Theo CBS News, thương hiệu đắt giá nhất thế giới 2020 đã yêu cầu yêu cầu tòa án buộc MSCHF ngừng sản xuất đôi giày và bồi thường thiệt hại bằng tiền cho hãng.

Trước đó, MSCHF đã kịp vận chuyển 665 đôi giày tới tay khách hàng, còn một đôi họ định chuyển vào ngày 2/4 nhưng không thực hiện được. Họ cũng cho biết không có ý định sản xuất thêm dù có lệnh cấm hay không.

Rapper Lil Nas X và đôi giày "Quỷ Satan" chứa máu. Ảnh: MSCHF.

Rapper Lil Nas X và đôi giày Quỷ Satan chứa máu. Ảnh: MSCHF.

Sau đơn kiện của Nike, phía MSCHF trả lời thẩm phán: "Đúng là Nike đã không thiết kế đôi giày này. Đây không phải là giày thể thao bình thường mà là những tác phẩm nghệ thuật được đánh số riêng, bán cho các nhà sưu tập với giá 1.018 USD mỗi chiếc". Đại diện công ty này cho biết năm 2019 họ đã sáng tạo lại đôi Air Max 97 thành giày "Chúa Jesus", chứa nước thánh lấy từ sông Jordan và được ban phước, nhưng lúc đó Nike đã không kiện.

MSCHF còn cho biết họ ngạc nhiên với hành động của Nike và mong được hợp tác với hãng thể thao và tòa án để giải quyết vụ việc nhanh chóng. "Giày Chúa Jesus được tạo ra để tôn thờ tôn giáo, là một dòng sản phẩm nghệ thuật phiên bản giới hạn. Giày Satan hợp tác với rapper Lil Nas X cũng chẳng khác gì. Nike là ai mà có quyền kiểm duyệt cái này hay cái kia. Satan là một phần của lịch sử nghệ thuật giống như Chúa Jesus. Satan tồn tại như kẻ thách thức quyền lực tối cao", công ty tuyên bố.

Họa Mi (theo Billboard, Rolling Stone)

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...