Giới doanh nghiệp Anh lo ngại không đạt được thỏa thuận với EU

Chính phủ Anh cần hành động ngay để đảm bảo có được một thỏa thuận chuyển tiếp khi nước này rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, hoặc phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm và nguồn vốn đầu t
Giới doanh nghiệp Anh lo ngại không đạt được thỏa thuận với EU

Đây là một phần nội dung trong bức thư dự thảo được năm tổ chức quản lý doanh nghiệp hàng đầu của Anh chuẩn bị gửi tới Bộ trưởng phụ trách đàm phán Brexit David Davis.

Trong bức thư, đại diện năm tổ chức gồm Liên đoàn công nghiệp Anh (CBI), Phòng Thương mại Anh, Viện Giám đốc (IoD), Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và Liên hiệp các nhà sản xuất (EEF) nhấn mạnh cần nhanh chóng có được một thỏa thuận về quy chế chuyển tiếp bởi các doanh nghiệp đang phải cân nhắc đưa ra những quyết định đầu tư vào đầu năm 2018, điều sẽ trực tiếp tác động lớn đến thị trường việc làm và hoạt động đầu tư tại Anh.

Cụ thể, ​năm tổ chức trên lưu ý thỏa thuận cần chú trọng vào mối quan hệ kinh tế giữa Anh và EU trong giai đoạn quá độ, theo đó mối quan hệ này phải tương đương nhất có thể so với hiện nay.

Theo giới phân tích, bức thư trên cho thấy các doanh nghiệp Anh đang ngày càng lo ngại về nguy cơ Anh có thể rời EU mà không có được một thỏa thuận nào.

Cho đến nay, năm vòng đàm phán Brexit đã trôi qua mà không đạt được tiến bộ nào đáng kể và nhiều bất đồng giữa Anh với EU vẫn tồn tại.

Tuy nhiên, bất chấp bế tắc hiện nay, các nhà lãnh đạo EU ngày 20/10 đã "bật đèn xanh" tiến hành công tác chuẩn bị nội bộ cho các cuộc đàm phán thương mại sau khi Anh rời EU.

Trong khi đó, cùng ngày 23/10, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson hối thúc "những người bạn và đối tác" EU thúc đẩy các cuộc đàm phán Brexit tập trung vào mối quan hệ thương mại tương lai.

Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Anh, cả Anh và EU cần phải suy nghĩ sáng tạo nhằm tìm ra một giải pháp cho vấn đề tương lai phù hợp với cả hai bên.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...