Giới khoa học quốc tế: WHO đang đánh giá thấp nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong không khí!

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế cho rằng WHO cần phải cẩn trọng hơn trong việc đánh gía nguy cơ lây nhiễm virus Covid-19 qua không khí.
Giới khoa học quốc tế: WHO đang đánh giá thấp nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong không khí!

Một nhóm nghiên cứu gồm 239 nhà khoa học đến từ 32 quốc gia khác nhau đã công bố một bức thư ngỏ gửi tới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan y tế khác, kêu gọi họ cập nhật thông tin về Covid-19. 

Trong một bài viết có tựa đề “It is Time to Address Airborne Transmission of Covid-19“ (tạm dịch: Đây là lúc để xem xét nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong không khí), các nhà khoa học cho rằng WHO cần phải cẩn trọng và cân nhắc nhiều hơn nguy cơ lây virus lây truyền trong không khí.

“Có một nguy cơ đáng kể đối việc tiếp xúc với virus trong các giọt hô hấp siêu nhỏ (microdroplet) ở khoảng cách ngắn đến trung bình (lên đến vài mét hoặc trong quy mô phòng), và chúng tôi ủng hộ việc sử dụng thêm nhiều phương pháp phòng ngừa để giảm thiểu sự lây nhiễm qua đường không khí,” các nhà khoa học viết trong báo cáo. 

Ý kiến này dường như mẫu thuẫn với những lập luận trước đây cho rằng virus lây truyền từ người sang người qua các dịch cơ thể (từ mũi hoặc miệng), do đó WHO và Cơ quan Y tế Liên Hiệp Quốc đã nói rằng đây là lí do tại sao điều quan trọng nhất để phòng bệnh đó là giữ khoảng cách với người khác và rửa tay thường xuyên. Tuy nhiên, nhóm 239 nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng chỉ ra rằng các hạt nhỏ hơn (smaller particles) - với khả năng di chuyển trong khoảng cách rộng hơn trong không khí - có thể cũng gây lây nhiễm cho người khi hít phải. Họ nói rằng những bằng chứng mới cho thấy việc lây nhiễm qua không khí có thể nguy hiểm hơn nhiều so với những gì WHO đưa ra. 

Phát ngôn viên của WHO trả lời CNBC vào thứ Hai (6/7) rằng họ đã nhận được thư và các chuyên gia của tổ chức đang xem xét lại nội dung của nó. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Tìm ra thêm một loại thuốc chữa COVID-19

Tìm ra thêm một loại thuốc chữa COVID-19

Theo nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Computational ­Biology Chemistry, các nhà khoa học đã chứng minh được tính hiệu quả của một loại thuốc mới kháng virus trong việc ngăn chặn sự phát triển của SARS-CoV-2 thông qua mô phỏng trên máy tính.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...