Giới siêu giàu toàn cầu đang rúng động vì vụ Paradise Papers

Vụ rò rỉ gồm 13,4 triệu tài liệu, chủ yếu từ một công ty tài chính có tên Appleby đặt ở "thiên đường thuế" Bermuda...
Giới siêu giàu toàn cầu đang rúng động vì vụ Paradise Papers

Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị, một nhân vật có tên trong Paradise Papers - Ảnh: EPA/BBC

Sau vụ rò rỉ tài liệu mật mang tên Panama Papers hồi năm 2016, vụ rò rỉ mới nhất mang tên Paradise Papers tiếp tục hé lộ những bí mật về cách thức mà giới siêu giàu sử dụng để cất giấu tài sản tại các thương đường thuế.

Theo hãng tin BBC, Paradise Papers là vụ rò rỉ gồm 13,4 triệu tài liệu, chủ yếu từ một công ty tài chính có tên Appleby đặt ở "thiên đường thuế" Bermuda.

Tương tự như vụ Panama Papers, Paradis Papers được thu thập bởi tờ báo Đức Suddeutsche Zeitung. Tiếp đó, tờ báo này đã kêu gọi Tổ chức Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ) gồm 100 tờ báo và hãng tin hàng đầu thế giới, như Guardian, BBC… tiến hành điều tra.

Lượng tài liệu rò rỉ từ Appleby là rất lớn, nên việc phân tích đòi hỏi nhiều thời gian. Tuy nhiên, BBC cho biết, theo tìm hiểu ban đầu, các tài liệu rò rỉ cung cấp thông tin về các khoản đầu tư và quan hệ kinh doanh bí mật của những nhân vật như Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross, một trợ lý của Thủ tướng Canada Justin Trudeau…

Đến thời điểm hiện tại, những gì được rút ra được số tài liệu rò rỉ trên được cho mới chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm" về việc các chính trị gia, các công ty đa quốc gia, người nổi tiếng và các cá nhân giàu có khác sử dụng cấu trúc phức tạp gồm các quỹ và các công ty bình phong để cất giữ tài sản, tránh bị đánh thuế, hoặc che giấu các thương vụ của họ phía sau một bức màn bí mật.

Theo BBC, tài liệu rò rỉ cho thấy nữ hoàng Elizabeth có khoảng 10 triệu Bảng, tương đương khoảng 13 triệu USD, đầu tư ở nước ngoài. Số tiền này nằm trong các quỹ đặt ở hai thiên đường thuế là Cayman Islands và Bermuda.

Việc đầu tư này không bất hợp pháp, nhưng có đặt ra những câu hỏi về việc liệu Nữ hoàng Anh có nên đầu tư ở nước ngoài.

Trong khi đó, nhà chức trách Indonesia ngày 6/11 cho biết sẽ điều tra xem liệu cựu ứng viên Tổng thống Prabowo Subianto và các con của cựu Tổng thống Suharto có vi phạm luật thuế của nước này. Quyết định được đưa ra sau khi Paradise Papers cho thấy có tên của những người này.

Tài sản cất giữ ở các "thiên đường thuế" là một vấn đề nan giải đối với các chính phủ trên thế giới trong nhiều năm trở lại đây. Theo hãng tư vấn Boston Consulting Group (BCG), lượng tài sản cất giữ ở nước ngoài trên thế giới hiện lên đến 10 nghìn tỷ USD.

Con số này tương đương với tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nhật, Anh và Pháp gộp lại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đây vẫn là một ước tính dè dặt.

Theo Vneconomy.vn

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…