Go-Jek có thể sắp được rót thêm 2 tỷ USD để đấu với Grab

Go-Jek đang đàm phán để huy động thêm ít nhất 2 tỷ USD nguồn vốn nhằm tập trung nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng hoạt động tại nước ngoài để đấu trực tiếp với Grab.
Go-Jek có thể sắp được rót thêm 2 tỷ USD để đấu với Grab

Go-Jek đang được đánh giá là công ty khởi nghiệp (startup) đắt giá nhất Indonesia.

Với khả năng kinh doanh và tăng trưởng của mình tại thị trường nội địa, Go-Jek đang đàm phán để huy động thêm ít nhất 2 tỷ USD nhằm phục vụ cho việc mở rộng hoạt động ở thị trường nước ngoài. Đây là thông tin từ nguồn thạo tin tại Indonesia phản ánh. 

Công ty này có thể hoàn tất vòng gọi vốn này sau vài tuần nữa.

Hiện tại, Go-Jek đã có sự hậu thuẫn của các nhà đầu tư gồm tập đoàn công nghệ Tencent của Trung Quốc, quỹ đầu tư lợi ích quốc gia Temasek Holdings của Singapore và công ty đầu tư cổ phần tư nhân Warburg, Pincus.

Startup này đang cần tới một lượng vốn lớn để mở rộng hoạt động tại thị trường Đông Nam Á và cạnh tranh với đối thủ Grab đến từ Singapore.

Việt Nam chính là thị trường nước ngoài đầu tiên của Go-Jek. Công ty cho biết ứng dụng Go-Viet đã được tải 1,5 triệu lượt trong vòng 6 tuần và hiện đã có 25.000 tài xế tham gia hệ thống. Thời gian tới, Go-Jek dự kiến sẽ mở thêm các dịch vụ như gọi taxi, giao hàng thực phẩm và thanh toán điện tử tại Việt Nam.

"Người tiêu dùng cần có thêm lựa chọn và thị trường cần có thêm sự cạnh tranh để ngành có thể phát triển bền vững", Giám đốc điều hành (CEO) Nadiem Makarim của Go-Jek nói trong một tuyên bố hôm 12/9.

Go-Jek cũng cho biết đang triển khai kế hoạch để tiến vào các thị trường Thái Lan, Singapore và Philippines.

Theo Bloomberg, đợt gọi vốn gần đây nhất của Go-Jek huy động được khoảng 1,5 tỷ USD vốn mới và định giá công ty ở mức khoảng 5 tỷ USD,

Phía Grab trước đó, cũng đã huy động được 3 tỷ USD vốn mới từ đầu năm đến nay, thu mua thành công Uber tại Đông Nam Á. Đây là hai yếu tố giúp Grab gia tăng sức cạnh tranh và thị phần trong khu vực. 

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...