Google loại bỏ dịch vụ Google Dịch ở Trung Quốc

Google đã “đóng cửa” dịch vụ Google Dịch ở Trung Quốc đại lục, với lý do mức sử dụng quá thấp.
Google loại bỏ dịch vụ Google Dịch ở Trung Quốc

Động thái này đánh dấu sự kết thúc của một trong những sản phẩm cuối cùng của Google tại Trung Quốc.

Trang web dành riêng cho Google Dịch của Trung Quốc đại lục hiện chuyển hướng người dùng đến phiên bản Hồng Kông của dịch vụ. Tuy nhiên, trang web này lại không thể truy cập được từ Trung Quốc đại lục.

Chúng tôi sẽ ngừng cung cấp Google Dịch ở Trung Quốc đại lục do lượng sử dụng quá thấp,” Google cho biết trong một tuyên bố.

Google đã có một mối quan hệ đầy biến động với thị trường Trung Quốc. “Gã khổng lồ” công nghệ Hoa Kỳ đã rút công cụ tìm kiếm (Google Search) của mình khỏi Trung Quốc vào năm 2010 vì sự kiểm duyệt nghiêm ngặt từ các cơ quan quản lý địa phương. Các dịch vụ khác - chẳng hạn như Google Maps và Gmail - cũng đã bị chính phủ Trung Quốc chặn "không thương tiếc". 

Và do đó, các đối thủ cạnh tranh địa phương như công cụ tìm kiếm Baidu, công ty truyền thông xã hội và trò chơi điện tử Tencent đã thống trị toàn cảnh internet Trung Quốc trong các lĩnh vực từ tìm kiếm đến dịch thuật.

Ngày nay, Google có sự hiện diện rất hạn chế ở Trung Quốc. Một số phần cứng của công ty như điện thoại thông minh được sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng tờ The New York Times đưa tin vào tháng trước rằng Google đã chuyển một số hoạt động sản xuất điện thoại thông minh Pixel sang Việt Nam.

Công ty cũng đang tìm cách thu hút các nhà phát triển Trung Quốc tạo ứng dụng cho hệ điều hành Android trên toàn cầu, sau đó sẽ có sẵn thông qua Cửa hàng Google Play, mặc dù ứng dụng này cũng đã bị chặn ở Trung Quốc.

Vào năm 2018, Google đã thăm dò việc tái “nhập cư” vào Trung Quốc qua công cụ tìm kiếm của mình, nhưng cuối cùng đã loại bỏ dự án này sau phản ứng dữ dội từ các nhân viên và chính trị gia.

Nhiều doanh nghiệp Mỹ hiện đang bị mắc kẹt giữa căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ. Washington tiếp tục lo ngại về khả năng Trung Quốc tiếp cận các công nghệ nhạy cảm trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và chất bán dẫn.

Vào tháng 8, nhà sản xuất chip Nvidia của Mỹ tiết lộ rằng Washington sẽ hạn chế việc bán một số linh kiện cụ thể cho Trung Quốc.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…