Hà Nội: Xử lý 653 cơ sở nhà, đất dôi dư, sử dụng không đúng quy định

Theo Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội, đoàn đã làm việc với UBND thành phố về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của thành phố.
Hà Nội: Xử lý 653 cơ sở nhà, đất dôi dư, sử dụng không đúng quy định

Cụ thể, theo tổng hợp của Đoàn giám sát của HĐND TP. Hà Nội, thời gian qua UBND thành phố đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 10.711 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích đất 43.791.407m2, diện tích nhà 9.919.172m2 thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc.

Việc sắp xếp nhà, đất đã thống kê được các cơ sở nhà, đất dôi dư, sử dụng không đúng quy định để xử lý. Thành phố đã xử lý 653 cơ sở, với 5.821.542m2 đất và 359.503m2 nhà. Trong đó, giai đoạn từ khi Nghị định số 167/2017/ NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ có hiệu lực đến nay, thành phố đã phê duyệt 427 cơ sở nhà, đất.

Công tác quản lý, bố trí, bán căn hộ tái định cư đã đáp ứng được nhu cầu tái định cư phục vụ các dự án phát triển đô thị và công tác quản lý, vận hành nhà chung cư phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của các hộ dân tái định cư.

Ngoài ra, thành phố đã quan tâm, bước đầu bảo đảm ổn định nơi ở cho công nhân, sinh viên, hộ thu nhập thấp và hộ tái định cư.

Tuy nhiên, quá trình quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của thành phố vẫn còn một số hạn chế hạn chế, vi phạm trong thời gian dài, chưa được xử lý dứt điểm. Thành phố chưa có cơ chế, chính sách để khai thác hiệu quả một số tài sản công là nhà, đất tại các cơ quan nhà nước khi chưa sử dụng hết công suất...

Vì vậy, Đoàn giám sát của HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố chỉ đạo, ban hành chính sách, quy định quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất bảo đảm hiệu quả, khắc phục tình trạng quản lý thiếu chặt chẽ, gây thất thu cho nhà nước và khai thác chưa hiệu quả giá trị khối tài sản công này.

Cùng với đó, UBND thành phố cần đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong quản lý, sử dụng nhà, đất theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định liên quan.

Đồng thời, cần chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác tổng hợp, quản lý, sử dụng quỹ nhà 30%, quỹ đất 20 - 25% của các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị được bàn giao lại cho thành phố...

Xem thêm

Bình Dương muốn “siết” điều kiện tách thửa, hợp thửa đất

Bình Dương muốn “siết” điều kiện tách thửa, hợp thửa đất

UBND tỉnh Bình Dương sẽ tập hợp các ý kiến người dân về Dự thảo quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa, diện tích tối thiểu tác thửa đất và xem xét đưa ra Quyết định mới. Đây cũng là cơ sở để các địa phương trong tỉnh áp dụng, chấn chỉnh lại tình trạng phân lô, bán nền tràn lan.

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…