Hải quân Mỹ đưa chiến hạm ven biển USS Oakland (LCS 24) vào trực chiến

Ngày 17/4, Hải quân Mỹ chính thức đưa vào biên chế chiến hạm ven biến lớp Independence USS Oakland (LCS 24).

Đây là chiến hạm thứ 3 được mang tên vinh danh thành phố Oakland. Chiếc USS Oakland đầu tiên là một tàu vận tải, được đưa vào phục vụ trong Hải quân Mỹ năm 1918. Chiến hạm thứ hai mang tên Oakland là một tuần dương hạm hạng nhẹ phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, giành được chín ngôi sao chiến thắng.

Quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas W. Harker đọc diễn văn chính của buổi lễ bàn giao. Các diễn giả khách mời trong sự kiện này có Giám đốc Học viện Hải quân Mỹ, phó đô đốc Sean Buck, Giám đốc Văn phòng Điều hành Chương trình, chuẩn đô đốc Casey Moton, Phó chủ tịch Tập đoàn đóng tàu Mỹ Austal, Larry Ryder và Thị trưởng thành phố Oakland Libby Schaaf. Kate Brandt, quan chức của tập đoàn Google về phát triển bền vững, nhà tài trợ của chiến hạm đã chuyển giao mệnh lệnh vinh dự của Hải quân cho thủy thủ đoàn chiến hạm Oakland.

USS Oakland (LCS-24) là chiến hạm tác chiến ven bờ lớp Independence của Hải quân Mỹ. Oakland sẽ có căn cứ thường trú tại San Diego cùng với các chiến hạm tác chiến ven bờ khác là USS Independence (LCS 2), USS Coronado (LCS 4), USS Jackson (LCS) 6), USS Montgomery (LCS 8), USS Gabrielle Giffords (LCS 10), USS Omaha (LCS 12), USS Manchester (LCS 14), USS Tulsa (LCS 16), USS Charleston (LCS 18), USS Cincinnati (LCS 20), và USS Kansas City (LCS 22).

Lớp Independence là các chiến hạm ven bờ phát triển cho Hải quân Mỹ. Chiến hạm tác chiến ven bờ (LCS) là nhóm tàu có tốc độ cao, linh hoạt, được thiết kế để hoạt động trong môi trường biển gần bờ, nhưng vẫn có khả năng thực hiện các nhiệm vụ dài ngày ngoài khơi xa. 

LCS có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến tiền duyên, đảm bảo an ninh hàng hải, kiểm soát biển và thực hiện nhiệm vụ răn đe trên biển. Ưu thế kỹ thuật cơ bản của LCS là phương pháp tiếp cận thiết kế sáng tạo, sử dụng công nghệ mô-đun hóa đảm bảo sự linh hoạt trong khai thác sử dụng. Chiến hạm ven bờ Littoral có tính năng kỹ chiến thuật tương đương với các hộ tống hạm (khu trục hạm hạng nhẹ) trong các lực lượng hải quân nước ngoài khác.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...