Hải quân Mỹ trang bị tên lửa chống tàu tầm xa AGM-158C LRASM cho Super Hornet

Tên lửa chống hạm tầm xa LRASM (Long Range Anti-Ship Missiles) được đưa vào trang bị cho máy bay chiến đấu F / A-18E / F Super Hornet trên tàu sân bay Mỹ.

Hải quân Mỹ chính thức tuyên bố, tên lửa hành trình chống hạm tầm xa LRASM đã đạt được khả năng chiến đấu ban đầu (EOC) và được trang bị cho máy bay chiến đấu trên tàu sân bay F / A-18E / F Super Hornet . 

Tên lửa chống hạm mới đầu tiên của Hải quân sau nhiều thập kỷ, được thiết kế với công nghệ tàng hình để thâm nhập vào hệ thống phòng không của đối phương, đi vòng quanh vùng phòng không hiệu quả và tấn công các mục tiêu quan trọng trong hạm đội địch. 

Máy bay chiến đấu Super Hornet và LRASM đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng chống tàu mạnh cho các cụm tàu sân bay, cho phép tiêu diệt hạm đội kẻ thù trên khoảng cách hàng trăm dặm.

Trang Naval News nhắc lại, tháng 12.2018, tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C LRASM được đưa biên chế vũ khí của máy bay ném bom chiến lược Không quân Mỹ B-1B "Lanser". Một máy bay B-1B có khả năng mang tới 24 tên lửa, có thể hủy diệt một hạm đội chiến hạm nổi đối phương.

Trang Inside Defense từng đăng tải thông tin cho biết, máy bay chiến đấu F / A-18E / F sẽ nhận được các tên lửa LRASM vào tháng 9, nhưng việc tích hợp tên lửa với hệ thống điều khiển vũ khí trên boong cần thêm vài tháng. Một chiếc tiêm kích không quân hải quân có thể mang theo 2 tên lửa chống hạm LRASM.

Tên lửa hành trình chống hạm tầm xa AGM-158C LRASM. Video Lockheed Martin

Tên lửa tàng hình chống hạm LRASM, có liên kết với hệ thống dữ liệu chiến thuật data – link của tất cả các phương tiện quân sự trên đất liền, trên biển, trên không và vũ trụ, có khả năng phát hiện và tiêu diệt những mục tiêu nhất định giữa các nhóm chiến hạm và tàu dân sự ngay cả trong điều kiện mất tín hiệu định vị GPS và bị cắt đứt đường truyền điều khiển.

Tên lửa mang đầu đạn nặng 454 kg, có tầm bắn lên tới 930 km. Nhà phát triển cho biết, một tên lửa LRASM có thể đánh chìm tàu khu trục đối phương với lượng giãn nước lên tới 9.000 tấn.

Tên lửa hành trình chống hạm tầm xa mới đã vượt qua các thử nghiệm về khả năng tương thích với hệ thống phóng Mk.41, trong tương lai sẽ thay thế tên lửa chống tàu Harpoon trong biên chế vũ khí của tàu Hải quân Mỹ, do Harpoon đã lão hóa trong chiến tranh hiện đại.

Theo kế hoạch, sau khi trang bị thành công cho F / A-18 Super Hornet, những tên lửa mới này sẽ được điều chỉnh để trang bị cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35C của Hải quân Mỹ. Nhiều khả năng tên lửa LRASM cũng sẽ được trang bị cho máy bay tuần biển Poseidon P-8A.

Naval News cho biết, Lockheed Martin cũng sẽ cung cấp tên lửa chống tàu LRASM cho Hải quân Úc.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…