Hàn Quốc chi 833 triệu USD ứng phó biện pháp hạn chế thương mại của Nhật Bản

Giới chức Hàn Quốc cho biết nước này sẽ dành hơn 1.000 tỷ won (833 triệu USD) trong ngân sách vào năm tới để đối phó với những biện pháp hạn chế kinh tế của Nhật Bản.
Hàn Quốc chi 833 triệu USD ứng phó biện pháp hạn chế thương mại của Nhật Bản

Tuyên bố trên được đưa ra sau cuộc họp ba bên giữa đại diện chính phủ, đảng Dân chủ cầm quyền và Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc vào hôm qua (4/8).

Tại cuôc họp, các quan chức cấp cao đã nhất trí nỗ lực hế sức để giảm tối đa tác động do quyết định của Nhật Bản loại Hàn Quốc ra khỏi "Danh sách Trắng" các đối tác thương mại đáng tin cậy.

Theo đại diện của đảng Dân chủ Cho Jeong-sik, các bên nhất trí ưu tiên hàng đầu việc tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất thiết bị, linh kiện và vật liệu, theo đó huy động mọi nguồn lực sẵn có trong các lĩnh vực thuế, tài chính và luật pháp.

Cuộc họp cũng nhất trí thành lập một ủy ban do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hong Nam-ki làm chủ tịch, tập trung vào việc thúc đẩy các ngành công nghiệp nói trên. Ngoài ra, chính phủ và đảng cầm quyền sẽ cải thiện các quy định pháp luật hiện hành nhằm đáp ứng nhu cầu của các trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp trong nước.

Khoảng 100 công ty dự kiến bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế thương mại của Nhật Bản sẽ được hỗ trợ về tài chính và hành chính để phát triển thành những doanh nghiệp có quy mô toàn cầu. Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc dự kiến tăng tiền trợ cấp cho các nghiên cứu về những vật liệu và hàng hóa chủ chốt.

Phát biểu trước cuộc họp, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon cho rằng Nhật Bản "đã quay lưng với các cuộc đàm phán ngoại giao cũng như nỗ lực hòa giải của Mỹ và tiến hành một cuộc tấn công kinh tế" nhằm vào Hàn Quốc. Ông nhấn mạnh Chính phủ Hàn Quốc sẵn sàng tiến hành những biện pháp đáp trả quyết định đơn phương của Nhật Bản.  

Trong khi đó, tại một cuộc họp với các đại diện ngành công nghiệp Hàn Quốc, Bộ trưởng Công nghiệp Sung Yun-mo (Xung Dun Mô) cho biết chính phủ sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm hỗ trợ các công ty trong nước đối phó với các biện pháp hạn chế của Nhật Bản.

Từ ngày 4/7 vừa qua, Nhật Bản đã siết chặt quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 vật liệu công nghệ cao dùng trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình - gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu (resist) và hydro clorua có độ tinh khiết cao (HF). Seoul đã phản đối mạnh mẽ động thái này của Tokyo, cho rằng nó có thể phá hỏng các nguyên tắc thương mại tự do và ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nước gia tăng, ngày 2/8, Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phê chuẩn loại Hàn Quốc ra khỏi "Danh sách Trắng" các đối tác thương mại đáng tin cậy.

Đây là lần đầu tiên Nhật Bản loại một quốc gia ra khỏi "Danh sách Trắng", theo đó khoảng hơn 1.000 mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản sang Hàn Quốc sẽ phải trình chính phủ phê duyệt với từng đơn hàng. Tokyo cũng có thể tùy ý điều chỉnh thời gian thẩm định với các đơn hàng xuất khẩu.

Ngay sau đó, cùng ngày 2/8, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki tuyên bố biết nước này cũng sẽ loại Nhật Bản ra khỏi "Danh sách Trắng" các đối tác thương mại đáng tin cậy của Hàn Quốc.

>> Nội các Nhật bản chấp thuận loại bỏ Hàn Quốc khỏi danh sách ưu tiên thương mại

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…