Hàn Quốc chia sẻ hình ảnh máy bay F-35, các chuyến bay tuần tra trên hòn đảo tranh chấp với Nhật Bản

Trong sự kiện đánh dấu Ngày Lực lượng Vũ trang Hàn Quốc, TT Moon Jae In đã có những chia sẻ về động thái quân sự hiện tại của Hàn Quốc.
Hàn Quốc chia sẻ hình ảnh máy bay F-35, các chuyến bay tuần tra trên hòn đảo tranh chấp với Nhật Bản

Một video báo cáo về chuyến bay tuần tra quanh hòn đảo đã được chiếu trong buổi lễ đánh dấu Ngày Lực lượng Vũ trang Hàn Quốc. Hòn đảo này, còn được gọi là Dokdo ở Hàn Quốc và Takeshima ở Nhật Bản, từ lâu, đã được cả hai nước tuyên bố là một phần lãnh thổ của họ và vẫn đang nằm trong các vấn đề tranh chấp giữa hai nước.

Cùng trong sự kiện này, TT Hàn Quốc Moon Jae In đã chia sẻ hình ảnh máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mới mua, như một nỗ lực để xoa dịu các lo ngại rằng chính sách cam kết của ông với Triều Tiên có thể làm suy yếu cam kết phòng thủ của Hàn Quốc.

TT Moon không đề cập trực tiếp đến Triều Tiên hay Nhật Bản nhưng cho biết với các vấn đề an ninh hiện nay là rất khó dự đoán, đòi hỏi sức mạnh và sự đổi mới.

“Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gần đây tại khu vực Trung Đông đã chứng minh với thế giới, những thách thức mà chúng ta sẽ phải đối mặt hoàn toàn khác với những gì trong quá khứ,” TT Moon Jae In nói trong bài phát biểu. “Cuộc chiến trong tương lai sẽ là cuộc chiến của khoa học và trí tuệ.”

Nhiều nhà phân tích cho biết, các máy bay tàng hình F-35 sẽ đưa hệ thống phòng không và chống tên lửa của Triều Tiên vào thế “bí". 

Các cuộc đàm phán nhằm phá bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đã bị đình trệ kể từ khi Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai giữa TT Hoa Kỳ và nhà lãnh đạo Triều Tiên đã kết thúc với nhiều bất đồng xoay quanh vấn đề phi hạt nhân hoá. Triều Tiên đổ lỗi cho Hoa Kỳ về thất bại trong việc bắt đầu lại các cuộc đàm phán, với Đại sứ của Bình Nhưỡng tại Liên Hiệp Quốc nói rằng đã đến lúc Washington chia sẻ đề xuất, phương pháp mới cho các cuộc đàm phán.

Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã bắt đầu một số cuộc thảo luận riêng cho một thoả thuận chia sẻ gánh nặng quân sự mới để quyết định liệu Hàn Quốc sẽ phải trả bao nhiêu cho việc đóng quân của 28.500 quân đội Hoa Kỳ ở nước này. TT Moon Jae In nói chuyện với TT Donald Trump trong hội nghị New York vào tuần trước về những gì mà Hàn Quốc sẽ đóng góp, bao gồm cả việc tăng cường mua vũ khí của Hoa Kỳ và kế hoạch mua thêm trong tương lai, một quan chức cấp cao tại văn phòng TT Hàn Quốc cho biết.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...