Hàn Quốc phát triển radar mảng pha chủ động cho tiêm kích tàng hình tương lai

Ngày 07/08/2020, Cơ quan Phát triển Quốc phòng (ADD) Bộ Quốc phòng Hàn Quốc giới thiệu mẫu thử nghiệm radar mảng pha chủ động (AESA) cho máy bay chiến đấu KF-X tương lai của quốc gia này.

Buổi giới thiệu radar mảng pha chủ động (AESA) diễn ra tại Viện Nghiên cứu Hệ thống Hanwha ở Seoul. Radar AESA là thành quả của Cơ quan Phát triển Quốc phòng (ADD) sau 4 năm nghiên cứu chế tạo.

Lễ giới thiệu radar mảng pha chủ động AESA của ADD

Thành công của dự án này đạt được bất chấp những lo ngại về việc Hàn Quốc không được chuyển giao công nghệ nhạy cảm từ Mỹ. Mẫu thử nghiệm dự kiến ​​sẽ sẵn sàng để tích hợp vào nguyên mẫu đầu tiên của tiêm kích tàng hình KF-X vào cuối năm nay.

Nguyên mẫu radar mảng pha chủ động AESA của Hàn Quốc

Dự án chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ KF-X tương lai của Hàn Quốc đang được tập đoàn chế tạo hàng không vũ trụ Hàn Quốc Korea Aerospace Industries (KAI) thực hiện, dưới sự chỉ đạo của ADD.

Quá trình phát triển radar mảng pha chủ động của Hàn Quốc

Tháng 12/2015, KAI được ADD trao hợp đồng phát triển toàn diện tiêm kích thế hệ 4++ KF-X, tổng số là 6 nguyên mẫu, bắt đầu được chế tạo từ năm 2021 và sản xuất loạt năm 2026.

Thiết kế máy bay đã hoàn thành năm 2018. Tổng chi phí cho chương trình R&D (nghiên cứu và phát triển) khoảng 8,5 tỷ USD. Dự kiến chi phí sản xuất 120 máy bay chiến đấu bắt đầu từ ​​năm 2026 đến năm 2032 khoảng 8,8 tỷ USD.

Theo trang Jane, KAI có kế hoạch lắp ráp hoàn chỉnh và giới thiệu máy bay mới tháng 04/2021. Chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu có thể được thực hiện năm 2022.

Dự án chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 4 ++ KF-X tương lai của Hàn Quốc

Fighter KF-X được chế tạo theo hai phiên bản một và hai phi công. Máy bay được ứng dụng công nghệ tàng hình, dài 16,9 mét, sải cánh 11,2 mét và cao 4,7 mét. Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay chiến đấu khoảng 25,4 tấn. Máy bay có khoang vũ khí trong thân, ngoài ra là 10 mấu treo vũ khí, trang thiết bị phụ trợ ở dưới thân và cánh.

Fighter KF-X được trang bị hai động cơ EUROJET Turbo Gmbh EJ2X0 hoặc General Electric F414, hoặc SNECMA M88. Tốc độ bay cực đại đến Mach 1,9. 

Theo kích thước này, KF-X Hàn Quốc lớn hơn Dassault Rafale và Eurofighter Typhoon, nhưng vẫn nhỏ hơn Lockheed Martin F-35 Lightning II. Chương trình KF-X dự kiến sản xuất khoảng 250 máy bay cho Không quân Hàn Quốc.

Không quân Hàn Quốc có kế hoạch mua 120 máy bay mới vào năm 2032, thay thế cho F-4 Phantom II và F-5 Freedom Fighter / Tiger II đã lỗi thời.

Việc sản xuất và hiện đại hóa KF-X sẽ được thực hiện theo phương án các phiên bản nâng cấp của Mỹ. Phiên bản đầu tiên máy bay chiến đấu, Block 1, được sản xuất cho đến năm 2028 với một số hạn chế về vũ khí trang bị. Phiên bản Block 2 được sản xuất hàng loạt từ năm 2029, sử dụng các kinh nghiệm khai thác sử dụng và công nghệ mới. Máy bay sẽ không bị giới hạn về vũ khí và trở thành tiêm kích đa nhiệm đầy đủ như F-35.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...