Hàng không giá rẻ kỳ vọng vào khởi sắc của thị trường du lịch ASEAN

Theo nghiên cứu mới nhất của FTCR, bộ phận nghiên cứu của tờ Thời báo Tài chính (Anh), Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được dự báo sẽ đón lượng khách du lịch đông hơn trong 12 tháng tới.
Hàng không giá rẻ kỳ vọng vào khởi sắc của thị trường du lịch ASEAN

Mặc dù không phải tất cả các khách hàng sẽ thực hiện kế hoạch du lịch như họ đã định, song FTCR cho rằng khảo sát vừa thực hiện cho thấy bức tranh lạc quan của thị trường du lịch khu vực ASEAN.

Khảo sát của FTCR cho hay số người tiêu dùng ASEAN dự định đi du lịch trong và ngoài nước trong 12 tháng tới đã gia tăng đáng kể so với 12 tháng qua.

Trong số 5.000 người tiêu dùng tại 5 nước ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam tham gia khảo sát trên, khoảng 67,1% cho biết họ có ý định đi du lịch trong nước trong 12 tháng tới, tăng 7,7 điểm phần trăm so với 12 tháng qua, và 39,1% dự định đi du lịch nước ngoài, tăng 17,8 điểm phần trăm.

Theo FTCR, nhu cầu đi lại gia tăng cũng góp phần đáng kể trong việc giúp các hãng hàng không, nhất là các hãng hàng không giá rẻ, giảm công suất dư thừa, đồng thời khuyến khích các hãng này tăng số máy bay hiện có.

Các hãng hàng không trong khu vực ước tính sẽ tăng thêm tổng cộng tối thiểu 95 máy bay trong năm 2017.

Khảo sát của FTCR cho hay các hãng hàng không giá rẻ thu được nhiều lợi ích từ việc nhu cầu đi lại bằng đường không gia tăng ở khu vực ASEAN.

Nhìn chung, người tiêu dùng tại khu vực 5 nước ASEAN nói trên thường chọn bay các tuyến nội địa bằng các hãng hàng không giá rẻ, chỉ duy tại Việt Nam, hành khách có xu hướng chuộng bay bằng hãng hàng không quốc gia.

AirAsia là hãng hàng không giá rẻ hoạt động bao quát nhất trong khu vực 5 nước ASEAN nói trên và nhờ đó AirAsia (Malaysia) - hãng hàng không giá rẻ lớn nhất trong khu vực - được lợi nhiều nhất, trong bối cảnh nhu cầu đi lại bằng đường không gia tăng mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...