Hé lộ những "tay to" chuyên lo chuyện đầu tư, cất giấu tiền và cả kế hoạch di chúc cho giới siêu giàu

Những cố vấn quản lý tài sản đang ngày càng trở nên quan trọng và được trọng dụng bởi giới siêu giàu. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
anh2.jpg

Theo The Economist, những người siêu giàu thường có xu hướng đi thuê mọi thứ để giúp cuộc sống của họ dễ dàng hơn. Ví dụ, họ sẽ thuê người làm vườn chăm sóc vườn tược, người giúp việc dọn dẹp nhà cửa và tìm người giữ trẻ nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, có lẽ không ai có vai trò quan trọng bằng vai trò của người quản lý tài sản, người được thuê để bảo vệ số tiền mà họ có.

CUỘC CHIẾN 100 NGHÌN TỶ USD?

Những cố vấn này nằm rải rác trên toàn cầu tại các thành phố như Geneva và New York và được thuê làm người ủy thác, nghĩa là họ được yêu cầu hành động vì lợi ích của khách hàng. Do đó, họ sẽ được tiếp cận những thông tin về cuộc sống thân mật của những người giàu có và nổi tiếng, những người buộc phải tiết lộ bí mật của họ để có thể đưa ra những lời khuyên như về quyền thừa kế chẳng hạn.

Các cố vấn cũng giúp các gia đình phân bổ các khoản đầu tư, cất giữ tiền mặt vào các hầm trú ẩn, giảm thiểu các hóa đơn thuế, lên kế hoạch nghỉ hưu, sắp xếp để chuyển giao khối tài sản khổng lồ của họ và làm theo những mong muốn đôi khi khá khác thường. Một nhà quản lý ở Singapore nhớ lại việc được yêu cầu đầu tư với tỷ lệ phần trăm “hai chữ số” trong tài sản của một gia đình vào “ngựa giống” - những con chiến mã được lai tạo đặc biệt để đua. Điều đáng nói là nhà quản lý này đã ngay lập tức phải vội vàng tra cứu thuật ngữ “ngựa giống” sau cuộc họp.

Từ năm 2000 đến năm 2020, lĩnh vực này đã tăng lượng tài sản quản lý từ 160 nghìn tỷ USD, lên 510 nghìn tỷ USD.

Trong nhiều thập kỷ, quản lý tài sản chỉ là một dịch vụ ngách, bị phần còn lại của ngành tài chính coi thường. Bây giờ, đây bỗng trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn nhất. Các yêu cầu về vốn và thanh khoản được đặt ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09 đã khiến việc vận hành các hoạt động kinh doanh nặng về bảng cân đối kế toán, chẳng hạn như cho vay hoặc giao dịch, trở nên khó khăn và tốn kém.

Cứ suy nghĩ thế này, việc đưa ra lời khuyên làm giàu hầu như không cần đến vốn. Tỷ suất lợi nhuận của các công ty đạt được quy mô thường là khoảng 25%. Khách hàng thường xuyên ở lại, nghĩa là doanh thu có thể dự đoán được. Tuy nhiên, cạnh tranh đã đè bẹp lợi nhuận của các doanh nghiệp quản lý tài sản sinh lợi trước đây, chẳng hạn như quỹ tương hỗ. Và trong khi các nhóm tài sản được quản lý bởi BlackRock và Vanguard, những gã khổng lồ về quỹ giao dịch chỉ số và quỹ giao dịch trao đổi, họ chỉ thu được một phần nhỏ, khoảng vài xu trên mỗi 1 USD đầu tư. Phí tiêu chuẩn cho người quản lý tài sản là 1% tài sản của khách hàng hàng năm.

Quản lý tài sản càng trở nên hấp dẫn hơn vì lĩnh vực này đang mở rộng nhanh chóng. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã ở mức khá tốt trong hai thập kỷ qua, ở mức hơn 3% một năm. Từ năm 2000 đến năm 2020, lĩnh vực này đã tăng lượng tài sản quản lý từ 160 nghìn tỷ USD, lên 510 nghìn tỷ USD.

Mặc dù phần lớn trong số này gắn liền với bất động sản và các tài sản khác, nhưng lượng tài sản lưu động vẫn còn rất lớn, chiếm 1/4. Bain, một công ty tư vấn, ước tính rằng con số này sẽ tăng gần gấp đôi, từ hơn 130 nghìn tỷ USD lên gần 230 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Điều đó là, vẫn còn khoảng 100 nghìn tỷ USD đang cần được quản lý. Công ty này cũng dự đoán sự bùng nổ sẽ giúp nâng doanh thu quản lý tài sản toàn cầu từ 255 tỷ USD lên 510 tỷ USD.

anh1.jpg
Quản lý tài sản càng trở nên hấp dẫn hơn.

Markus Habbel của Bain nhận thấy có sự tương đồng giữa ngành quản lý tài sản với ngành hàng xa xỉ đang bùng nổ. Túi xách từng được đánh giá cao vì tính độc đáo cũng như vẻ đẹp của chúng, nhưng đã trở nên phổ biến trên mạng xã hội. “Hãy nghĩ về Louis Vuitton hoặc Gucci. Về cơ bản, họ có cùng lượng khách hàng mà các nhà quản lý tài sản nhắm tới và con số này đã tăng từ 40 triệu khách hàng từ 40 năm trước lên 400 triệu hiện nay”.

Hiện tại, việc quản lý tài sản đang bị phân tán. Các ngân hàng địa phương, chẳng hạn như BTG ở Brazil, có thị phần lớn ở thị trường nội địa. Các nhà vô địch khu vực chiếm ưu thế ở các trung tâm, bao gồm Ngân hàng Singapore và DBS ở Châu Á.

Ở Mỹ, đại chúng được phục vụ bởi các công ty chuyên nghiệp như Edward Jones, một công ty quản lý tài sản bán lẻ, trong đó các cố vấn được trả lương dựa trên hoa hồng bán quỹ. Chỉ có một số ít các tổ chức cạnh tranh trên quy mô toàn cầu thực sự. Chúng bao gồm Goldman Sachs và JPMorgan Chase. Morgan Stanley hiện quản lý khối tài sản trị giá khoảng 6 nghìn tỷ USD. Sau khi sáp nhập với Credit Suisse, UBS hiện quản lý 5,5 nghìn tỷ USD.

Jennifer Piepszak, giám đốc điều hành tại JPMorgan, đã báo cáo rằng việc công ty của bà tiếp quản First Republic, một ngân hàng dành cho giới thượng lưu đã thất bại vào tháng 5, thể hiện một “sự tăng tốc có ý nghĩa” cho tham vọng với mảng quản lý tài sản của công ty. Citigroup đã chiêu mộ Andy Sieg, người đứng đầu bộ phận quản lý tài sản của Bank of America, trong nỗ lực cải tiến dịch vụ của mình.

Ubs và Morgan Stanley có tham vọng lớn hơn. Chiến lược của các công ty phản ánh nền tảng tương phản của họ và cuối cùng có thể dẫn đến xung đột. Morgan Stanley cạnh tranh trên khắp thế giới nhưng thống trị ở Mỹ và đang tập trung vào các dịch vụ làm giàu cho đại chúng, thể hiện qua việc họ mua E*Trade, một nền tảng môi giới, vào năm 2020. James Gorman, ông chủ ngân hàng, đã nói rằng nếu công ty tiếp tục tăng tài sản mới khoảng 5% mỗi năm, tốc độ tăng trưởng hiện tại, họ sẽ đạt 20 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ hoặc lâu hơn.

UBS đang sử dụng cách tiếp cận cổ điển hơn, mặc dù có xu hướng toàn cầu. Sau khi tiếp quản đối thủ trong nước, ngân hàng Thụy Sĩ có cơ hội ngàn năm có một để củng cố vị trí dẫn đầu ở những nơi mà Credit Suisse phát triển mạnh mẽ, như Brazil và Đông Nam Á.

Việc thực hiện việc sáp nhập một cách khéo léo sẽ giúp công ty trở thành công ty dẫn đầu ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, UBS với diện mạo mới sẽ tập trung nhiều hơn vào phạm vi địa lý hơn là chỉ đơn thuần là người giàu.

Bằng những cách khác nhau, cả Morgan Stanley và UBS đều đang tìm kiếm quy mô lớn hơn nữa. Khi khách hàng thuê một nhà quản lý tài sản, họ có xu hướng muốn một trong hai điều. Ông Saperstein cho biết, đôi khi nó giúp ích cho việc đưa ra quyết định “khi cái giá phải trả cho một lựa chọn sai lầm là cao”, chẳng hạn như tìm cách tiết kiệm cho việc nghỉ hưu hoặc cho việc học hành của con cái. Đôi khi, đó là thứ gì đó chỉ có sẵn, chẳng hạn như quyền truy cập vào các khoản đầu tư không thể có được thông qua tài khoản môi giới thông thường.

CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ TÀI SẢN

Khả năng cung cấp cho khách hàng khả năng tiếp cận các quỹ hoặc tài sản tư nhân có thể sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà quản lý tài sản. Quy mô lớn hơn có nghĩa là khả năng thương lượng lớn hơn khi đàm phán với các công ty trong thị trường tư nhân để đảm bảo các giao dịch độc quyền, chẳng hạn như quỹ tư nhân cho khách hàng hoặc mức phí thấp hơn.

Các thế hệ trẻ, những người sẽ sớm được thừa hưởng sự giàu có, dự kiến ​​sẽ đòi hỏi nhiều lựa chọn có ý thức về môi trường và xã hội hơn, bao gồm cả những lựa chọn không chỉ sàng lọc các công ty dầu mỏ mà còn tập trung vào đầu tư vào năng lượng sạch. Một thập kỷ trước, khách hàng sẽ có xu hướng làm theo cố vấn tài sản của họ nếu họ chuyển đến một công ty mới. Các quỹ độc quyền làm cho việc chuyển đổi như vậy trở nên khó khăn hơn.

Loại công cụ thứ hai sẽ được đào tạo về thông tin khách hàng thay vì dữ liệu độc quyền của công ty, thậm chí có thể lắng nghe các cuộc trò chuyện giữa cố vấn và khách hàng. Sau đó, một công cụ như vậy có thể tóm tắt thông tin và tạo các hành động tự động cho cố vấn, nhắc nhở họ gửi thông tin chi tiết cho khách hàng hoặc theo dõi về một số vấn đề nhất định.

Loại công cụ thứ ba là loại có nhiều tham vọng nhất. Nó là một công cụ thực thi, cho phép các cố vấn nói các yêu cầu, chẳng hạn như mua đơn vị trong quỹ hoặc thực hiện giao dịch ngoại hối và để hệ thống của công ty tự động thực hiện giao dịch đó thay mặt họ, tiết kiệm thời gian.

wealth-managementfacebook.jpg
Có nhiều công cụ được sử dụng trong lĩnh vực quản lý tài sản.

Nhưng câu hỏi đặt ra là cần phải có tiền mới kiếm được tiền. Các nhà quản lý tài sản lớn nhất đã có tỷ suất lợi nhuận đáng kể hơn, khả năng tiếp cận các sản phẩm mà khách hàng của họ muốn và khởi đầu thuận lợi về công nghệ có thể giúp họ tiến xa hơn nữa. Ông Saperstein của Morgan Stanley khẳng định: “Bây giờ chúng tôi là một công ty tăng trưởng”, một câu hiếm khi được thốt ra về một ngân hàng trong 15 năm qua. "Chúng tôi đang vừa mới bắt đầu thôi”.

Tuy nhiên, hai gã khổng lồ đứng đầu ngành đều đang trải qua giai đoạn chuyển đổi. UBS hầu như chưa ổn định sau khi sáp nhập hai ngân hàng lớn. Trong khi đó, ông Gorman, kiến ​​trúc sư chiến lược tài sản của Morgan Stanley, sẽ nghỉ hưu trong 9 tháng tới.

Cuộc đua kế nhiệm giữa ông Saperstein, Ted Pick và Dan Simkowitz, hai giám đốc điều hành khác, đã bắt đầu. Một trong hai công ty có thể chùn bước. Mặc dù cả hai đang theo đuổi những chiến lược khác nhau nhưng chắc chắn việc họ đụng độ chỉ là vấn đề thời gian. UBS đang trong đợt tuyển dụng rầm rộ ở Mỹ; Morgan Stanley đang chú ý mở rộng sang một số thị trường toàn cầu, bao gồm cả Nhật Bản.

Và bất chấp những lợi thế do quy mô mang lại, các công ty quản lý tài sản nhỏ hơn sẽ khó bị đánh bật hoàn toàn. Rất nhiều công ty khác nhau đã có chỗ đứng trong ngành, từ các nền tảng môi giới hướng tới khách hàng như Charles Schwab, nơi cũng cung cấp cho những khách hàng giàu nhất của họ lời khuyên độc lập từ người ủy thác, cho đến các công ty quản lý tài sản, như Fidelity và Vanguard, có hàng triệu khách hàng đầu tư vào quỹ của họ, những người có thể tìm kiếm lời khuyên về quản lý tài sản.

Khi Willie Sutton, một tên trộm khét tiếng còn được gọi là Slick Willie chết năm 1980, được hỏi tại sao lại quyết định cướp ngân hàng, anh ta trả lời rằng đó chỉ đơn giản là “vì đó là nơi có tiền”. Đây cũng là một câu cách ngôn hữu ích để giải thích chiến lược ở Phố Wall, khi các công ty chạy đua để tận dụng cơ hội trị giá 100 nghìn tỷ USD trong lĩnh vực quản lý tài sản. Từng là một góc buồn tẻ trong lĩnh vực tài chính buồn tẻ, bây giờ, quản lý tài sản là tương lai của ngành.

Có thể bạn quan tâm