Him Lam Land của đại gia Dương Công Minh đổi tên thành Truong Son Land Corporation

Kể từ ngày 20/12/2023, Him Lam Land sẽ có tên gọi mới là Truong Son Land Corporation…

Him Lam Land đổi tên
Him Lam Land đổi tên

Công ty Cổ phần Kinh doanh địa ốc Him Lam (Him Lam Land) vừa công bố thông báo đổi tên thành Công ty cổ phần Bất động sản Trường Sơn (Truong Son Land Corporation).

Theo thông báo của doanh nghiệp, việc thay đổi tên công ty nằm trong kế hoạch tái định vị thương hiệu của công ty, do đó sẽ không ảnh hưởng đến các quan hệ, giao dịch, nghĩa vụ dân sự cũng như việc thực hiện hợp đồng, thỏa thuận mà các bên đã ký kết trước đây. Toàn bộ các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty sẽ tiếp tục được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Công ty Cổ phần Kinh doanh Địa ốc Him Lam thành lập năm 2008, do ông Nguyễn Ngọc Thủy làm người đại diện pháp luật, đồng thời Chủ Tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty. Vốn điều lệ của công ty đang là 1.700 tỷ đồng. Him Lam Land là thành viên thuộc hệ sinh thái Công ty cổ phần Him Lam, phụ trách mảng bất động sản của Tập đoàn Him Lam.

Đến thời điểm hiện tại, Him Lam Land đã phát triển và kinh doanh dự án các dự án: Him Lam Nam Khánh (2009), dự án Him Lam Riverside (2010), Him Lam Chợ Lớn (2014), Him Lam Phú An (2016), Him Lam Green Park (2019), Him Lam Vạn Phúc (2020).

Vào đầu tháng 6/2023 Him Lam Land đã mua vào 2.557.24 cổ phiếu SGN trong phiên ngày 1/6, chiếm tỷ lệ 7,6% vốn và trở thành cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Phục vụ Mặt đất Sài Gòn. Trước đó, Him Lam Land không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của SGN.

Sau đó 1 tháng, công ty này đã thông báo về việc đã bán ra 980.000 cổ phiếu SGN của Công ty Cổ phần Phục vụ Mặt đất Sài Gòn để giảm sở hữu từ 7,6% về còn 4,7% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 7/7.

Do đó, Him Lam Land không còn là cổ đông lớn tại SGN, điều này đồng nghĩa với việc không phải công bố biến động sở hữu khi dưới 5% vốn điều lệ.

Như Thương gia đã đưa tin trước đó, trong năm 2022, Him Lam Land công ty báo lãi sau thuế đạt 2.379,7 tỷ đồng, gấp gần 14 lần so với năm 2021 (đạt 171 tỷ đồng). Tính đến hết ngày 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của Him Lam Land đạt 2.145 tỷ đồng, giảm 149 tỷ đồng so với kỳ trước đó.

Ngoài ra, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (D/E) là 6,9 lần, trong khi năm 2021 là 9,55 lần. Đáng chú ý, năm 2022, dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu bằng 0, trong khi năm 2021 cũng chỉ là 0,05.

Hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2022 lại tăng gấp 14,8 lần, từ 7,47% (2021) lên 110,96% (2022). Điều này càng cho thấy, năm 2022 là một năm hoạt động cực kỳ hiệu quả của Him Lam Land. Công ty đã sử dụng vốn hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận ròng. Có thể nói, đây là doanh nghiệp hiếm hoi làm được điều này trong bối cảnh thị trường bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề trong năm 2022.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…