Hồ Hùng Anh - Tỷ phú đô la đầu tiên của ngành ngân hàng Việt Nam

Theo danh sách tỷ phú USD vùa được Tạp chí Forbes công bố mới đây, ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch ngân hàng Techcombank đứng vị trí thứ 1.349 người giàu nhất thế giới với khối tài sản trị giá 1,7 tỷ USD v
Hồ Hùng Anh - Tỷ phú đô la đầu tiên của ngành ngân hàng Việt Nam

Ông Hồ Hùng Anh sinh năm 1970, quê gốc tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông từng tốt nghiệp cử nhân ngành Điện tử tại Đại học Bách khoa Kiev (Ukraine). Tại thị trường Nga, ông Hùng Anh chọn lĩnh vực mì gói và tương ớt để bắt đầu hành trình khởi nghiệp. Đến năm 1990, ông bắt đầu kinh doanh hàng hóa giữa Việt Nam và Đông Âu.

Tương tự như các đại gia từ Đông Âu khác như ông Phạm Nhật Vượng hay ông Nguyễn Đăng Quang, vị Chủ tịch của ngân hàng Techcombank cũng là người kín tiếng và rất ít khi xuất hiện trước giới truyền thông.

Techcombank ban đầu được thành lập vào năm 1993 bởi một nhóm trí thức trở về từ Đông Âu, thuở đó ngân hàng này gắn liền với tên tuổi của ông Lê Kiến Thành. Đến năm 2005, ông Lê Kiến Thành đột ngột rút lui khỏi ngân hàng sau 10 năm giữ ghế Chủ tịch HĐQT và nhường vị trí này cho bà Nguyễn Thị Nga. Cùng năm 2005, ông Hồ Hùng Anh tham gia vào HĐQT Techcombank.

"Ông Hồ Hùng Anh bắt đầu tham gia đầu tư vào Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) từ năm 1995. Đến năm 2004, ông Hùng Anh là thành viên hội đồng quản trị của Techcombank. Tới tháng 5/2008, ông Hùng Anh chính thức đảm nhiệm chức chủ tịch HĐQT của ngân hàng này.

Cho đến năm 2008, bà Nga rời Techcombank và ông Hồ Hùng Anh chính thức tiếp nhận vị trí Chủ tịch HĐQT cho đến nay. 10 năm dưới thời ông Hùng Anh làm Chủ tịch, Techcombank phát triển ấn tượng khi năm 2018 vừa qua ngân hàng cán mốc lợi nhuận vạn tỷ và là ngân hàng tư nhân đầu tiên nằm trong Top 2 lợi nhuận hệ thống ngân hàng. Techcombank cũng vừa niêm yết trên HOSE hồi tháng 6/2018 vừa qua với mức giá chào sàn 128.000 đồng/cp, cao nhất trong "dòng bank".

Ở Techcombank, ông Hùng Anh cùng các thành viên trong gia đình đang nắm giữ hàng trăm triệu cổ phiếu TCB. Dù là Chủ tịch HĐQT nhưng ông Hùng Anh chỉ trực tiếp nắm giữ hơn 39 triệu cổ phiếu TCB, tương đương với 1,12% vốn điều lệ ngân hàng.

Trong khi đó, các thành viên khác trong gia đình lại nắm giữ lượng cổ phiếu nhiều hơn. Vợ và mẹ ruột ông Hùng Anh hiện mỗi người sở hữu hơn 174 triệu cổ phiếu TCB; em gái và con trai của ông cũng lần lượt nắm lượng cổ phiếu khủng là 69,6 triệu và 137 triệu cổ phiếu TCB. Theo đó, ước tính ông Hồ Hùng Anh và gia đình có tỷ lệ sở hữu tới 17% vốn cổ phần của ngân hàng này. 

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…