Hòa Phát lại thành lập thêm công ty con vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, chuyên về điện máy gia dụng

Hòa Phát sẽ góp vốn 999 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ sở hữu đạt 99,9%.
Hòa Phát lại thành lập thêm công ty con vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, chuyên về điện máy gia dụng

HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát (MCK: HPG) vừa thông qua nghị quyết về việc thành lập CTCP Điện máy Gia dụng Hòa Phát với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng. Cụ thể, Hòa Phát sẽ góp vốn 999 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ sở hữu đạt 99,9%.

Công ty con này sẽ hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện máy, điện lạnh, điện gia dụng. Trụ sở công ty sẽ đặt tại số 39 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

HĐQT Hòa Phát ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên - Phó Tổng Giám đốc HPG làm đại diện phần vốn góp tại Điện máy Gia dụng Hòa Phát.

Trong cơ cấu sản phẩm kinh doanh nhiều năm qua, bên cạnh mặt hàng chính là thép, Hòa Phát cũng có nhiều sản phẩm gia dụng như điều hòa, tủ đông, tủ lạnh,...

Trước khi thông qua chủ trương thành lập công ty con về điện máy - gia dụng, tính tại thời điểm 30/06/2021, Hòa Phát đã tái cơ cấu mô hình tổ chức và thành lập 4 tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động chính gồm: CTCP Gang Thép Hòa Phát, CTCP Ống thép và Tôn mạ màu Hòa Phát, CTCP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát và CTCP Phát triển Bất động sản Hòa Phát.

Về hoạt động kinh doanh chính là thép, trong bối cảnh tiêu thụ thép xây dựng xuống thấp nhất 5 năm, HPG vẫn ghi nhận sản lượng bán hàng trong tháng 8/2021 đạt 690.000 tấn, tăng 38% so với cùng kỳ và tăng 15% so với tháng trước. Cụ thể, tiêu thu thép xây dựng giảm 17% xuống 268.000 tấn, tuy nhiên được bù đắp bởi sản lượng HRC đạt 273.591 tấn, mức cao nhất kể từ khi Hòa Phát cung ứng HRC ra thị trường.

Lũy kế 8 tháng, thị phần thép xây dựng Hòa Phát đạt 37%, cao hơn 9% so với thời điểm đầu năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...