Hơn 50 quốc gia đã ban hành lệnh cấm tiền điện tử

Hơn năm mươi quốc gia đã đặt lệnh cấm đối với tiền điện tử, theo một báo cáo từ Thư viện Luật của Quốc hội Mỹ.
Hơn 50 quốc gia đã ban hành lệnh cấm tiền điện tử

Tính từ năm 2018, “số lượng các quốc gia ban hành lệnh cấm đối với tiền điện tử đã tăng lên đáng kể”, báo cáo cho biết. 

Kể từ tháng 11/2021, chín quốc gia là Algeria, Bangladesh, Trung Quốc, Ai Cập, Iraq, Morocco, Nepal, Qatar và Tunisia đã đặt "lệnh cấm tuyệt đối" đối với tiền điện tử, có nghĩa là nó hoàn toàn bất hợp pháp. 

Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra quyết định cấm giao dịch tiền điện tử vào năm 2017. Nước này đã tăng cường lệnh cấm lên một mức độ mới để chặn khai thác tiền điện tử vào đầu năm nay.

42 quốc gia khác đã ban hành “lệnh cấm ngầm”, tức là cấm các ngân hàng, người cho vay và các tổ chức tài chính khác giao dịch với tiền điện tử. Các quốc gia này bao gồm Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê Út.

Báo cáo cũng cho thấy rằng số lượng các quốc gia đã đưa tiền điện tử vào luật thuế, cũng như luật chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, đã tăng từ con số 33 trong năm 2018 đến nay là 103. Ngoại trừ Bulgaria, tất cả các thành viên các quốc gia của Liên minh Châu Âu hiện đang áp dụng các quy định này.

Tuy nhiên, có 21 quốc gia không áp dụng bất kỳ hình thức nào của luật chống rửa tiền hoặc chống tài trợ khủng bố đối với ngành công nghiệp tiền điện tử, bao gồm có Brazil, Jordan, Pakistan và Kazakhstan.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...