Bên trong “thế giới ngầm”: Ngành khai thác tiền điện tử của Trung Quốc (P1)

Chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay “đàn áp” ngành khai thác tiền điện tử trong nước vào tháng 5, nhưng nhiều “thợ đào công nghệ” đã tìm cách để tiếp tục hoạt động của mình mà không bị phát hiện.
Bên trong “thế giới ngầm”: Ngành khai thác tiền điện tử của Trung Quốc (P1)

Anh Ben đang "đào" bitcoin ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, với mỗi ngày đều cầu trời rằng mình không bị chính quyền bắt.

Giống như các “thợ đào tiền điện tử” khác đã và đang hoạt động ngầm kể từ khi Bắc Kinh ra lệnh cấm toàn diện đối với ngành tài chính công nghệ đầy rủi ro này vào đầu năm nay, Ben - người yêu cầu đổi tên để tránh lộ danh tính - đang phải vận dụng trí sáng tạo của mình để tránh bị phát hiện.

Ben đã “biến hoá” cho thiết bị khai thác của mình để chúng không trở nên nổi bật trên lưới điện của đất nước. Người đàn ông này cũng đã “đi sau đồng hồ đo”, lấy điện trực tiếp từ các nguồn điện nhỏ, cục bộ không được kết nối với lưới điện lớn, chẳng hạn như các con đập. Anh cũng đang thực hiện nhiều phương thức để che giấu dấu vết kỹ thuật số địa điểm của mình.

Ben nói với CNBC rằng anh ấy đã quen với việc “xoay sở mọi thứ” khi điều hành một doanh nghiệp ở Trung Quốc, nhưng sáu tháng qua đã thực sự có thể nâng cao được lợi nhuận. “Chúng tôi không bao giờ biết liệu chính phủ sẽ xử lý hay chậm chí xóa sổ chúng tôi ở mức độ nào,” Ben nói.

Và tất nhiên, Ben không đơn độc.

Mặc dù Bắc Kinh đã ngăn chặn các thợ đào tiền điện tử hoạt động vào tháng 5, sau đó đẩy mạnh lệnh cấm khai thác vào tháng 9 và một lần nữa vào tháng 11, nhiều nguồn tin cho biết vẫn có tới 20% tổng số thợ đào bitcoin trên thế giới hiện ở Trung Quốc.

Dữ liệu từ công ty an ninh mạng Qihoo 360 của Trung Quốc cho thấy hoạt động khai thác tiền điện tử ngầm dường như đang tồn tại và phát triển tốt ở Trung Quốc. Trong một báo cáo tháng 11, nhóm nghiên cứu ước tính rằng trung bình có khoảng 109.000 địa chỉ IP khai thác tiền điện tử đang hoạt động hàng ngày. Hầu hết các địa chỉ đó là ở các tỉnh Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang và Sơn Đông.

Hoạt động khai thác tiền điện tử đã tồn tại ở Trung Quốc, một phần là do nhiều người khai thác không chắc liệu Bắc Kinh có thực sự nghiêm túc với lệnh cấm hay không.

Chính phủ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích các loại tiền kỹ thuật số, nhưng mỗi lần như vậy, sự khó chịu cũng dần giảm đi và các quy tắc cuối cùng cũng “dịu” hơn. Thông báo của Bắc Kinh vào mùa xuân này về việc ngăn chặn hoạt động khai thác tiền điện tử bắt đầu từ dịp kỷ niệm một trăm năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, thời điểm có áp lực buộc các nhà lập pháp phải thể hiện sức mạnh cầm quyền. Một số thợ mỏ - đặc biệt là các nhà khai thác quy mô nhỏ hơn, những người không có tài nguyên hoặc kết nối để di cư ra nước ngoài - nhận thấy rằng các tình hình đang trở nên căng thẳng, vì vậy họ đã tạm ngừng hoạt động, “nằm im” trong vài tuần, và sau đó trở lại và thực hiện một số biện pháp ‘phòng ngừa’ chặt chẽ hơn.

Nhưng cuộc đàn áp tiền điện tử lần này có vẻ khác vì một vài lý do lớn.

Đầu tiên, Trung Quốc đang thiếu năng lượng - một yếu tố vô cùng quan trọng đối với quá trình khai thác bitcoin. Đất nước tỷ dân đã phải đối phó với tình trạng thiếu năng lượng tồi tệ nhất trong một thập kỷ, dẫn đến việc cắt điện trên quy mô lớn. 

Bắc Kinh cũng đã nói rõ rằng khai thác tiền điện tử cản trở các mục tiêu khí hậu tích cực của họ, khi nước này đang cố gắng để đạt được mức trung tính carbon vào năm 2060. Vào tháng 11, người phát ngôn của chính phủ Meng Wei đã chỉ trích hoạt động khai thác bitcoin, gọi đó là một hoạt động "cực kỳ có hại" và tuyên bố các biện pháp thực thi chặt chẽ hơn.

Cùng vào đó, cũng có sự cạnh tranh đối với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Trung Quốc đang thử nghiệm tiền số của riêng mình, được phát hành bởi ngân hàng trung ương. Theo Fred Thiel, Giám đốc điều hành của Marathon Digital Holdings và một thành viên của Hội đồng khai thác Bitcoin nhận xét rằng việc giao dịch bằng các loại tiền điện tử quốc tế sẽ khiến quá trình phổ biến tiền nhân dân tệ kỹ thuật số trở nên khó khăn hơn. 

Ông Thiel suy đoán: “Chính phủ Trung Quốc đang làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng bitcoin và các loại tiền điện tử khác sẽ biến mất khỏi hệ thống tài chính và nền kinh tế Trung Quốc. Một phần của điều này là để đảm bảo việc người dân nhanh chóng chấp nhận đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và các hoạt động giám sát tài chính, hoạt động kinh tế sẽ dễ dàng quản lý hơn.”

Dù động lực là gì, sự cứng rắn ngày càng tăng của chính phủ đối với những nỗ lực liên quan đến tiền điện tử là rõ ràng.

Ví dụ: ở các tỉnh Chiết Giang, Giang Tây, Hà Bắc và Nội Mông, chính phủ đã thực hiện các bước ở nhiều mức độ khác nhau, chẳng hạn như yêu cầu các quan chức địa phương tự kiểm tra, sàng lọc địa chỉ IP cho hoạt động khai thác bất hợp pháp, truy quét nguồn khai thác tiền điện tử ngầm, bắt giữ và trục xuất các đảng viên bị nghi ngờ tham gia vào các kế hoạch khai thác tiền điện tử.

Các nhà chức trách dường như đặc biệt chú ý đến hoạt động khai thác tại các cơ sở nghiên cứu, trung tâm cộng đồng và trường học, nơi giá điện đôi khi rẻ hơn giá bình thường. Vào tháng 11, chính phủ tuyên bố sẽ tăng giá năng lượng đối với các tổ chức sử dụng năng lượng được trợ cấp để khai thác.

Vào Tuần này, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, cơ quan giám sát chống tham nhũng, cho biết họ đã xác định được hàng chục tổ chức thuộc sở hữu nhà nước ở tỉnh Chiết Giang, miền đông đang sử dụng các nguồn lực công cộng để khai thác 12 loại tiền điện tử, bao gồm bitcoin, ether, litecoin và monero. Trong số gần 50 người bị phạt, có 21 người làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước hoặc các cơ quan của Đảng Cộng sản. Tại khu vực ven biển Giang Tô, cơ quan giám sát truyền thông của tỉnh đã phát hiện ra rằng 21% địa chỉ IP tham gia khai thác tiền điện tử là từ các tổ chức thuộc sở hữu nhà nước. Bất chấp những nỗ lực đáng kể và ngày càng tăng của chính phủ nhằm loại bỏ tất cả nguồn khai thác tiền điện tử, nhiều người, giống như Ben, đã tìm ra cách để tồn tại mà không bị phát hiện.

“Thế giới ngầm” của tiền điện tử

Khi Trung Quốc bắt đầu yêu cầu loại bỏ mọi hoạt động khai thác tiền điện tử vào tháng 5, hầu hết cả ngành công nghiệp đến “tắt đèn, đóng cửa”, chờ đợi cho đến khi mọi việc lắng xuống.

CNBC đã nói chuyện với nhiều người tham gia vào thị trường khai thác tiền điện tử bất hợp pháp ở Trung Quốc, một số người dành thời gian ở Trung Quốc và những người khác có kiến ​​thức trực tiếp về cách các hoạt động này tiếp tục tồn tại. 

Những “người chơi” lớn nhất, những người đã có mối quan hệ ở nước ngoài và tiền mặt dự phòng, đã nhanh chóng “tẩu thoát”. Nhiều người đã vận chuyển thiết bị và đội ngũ đến Kazakhstan, Hoa Kỳ hay các điểm đến quốc tế khác với nguồn điện chi phí thấp và khả năng lưu trữ sẵn có.

Một số đại gia “hạng nặng” còn bỏ mặc thiết bị của mình trong các nhà kho ở châu Á để đến những “đồng cỏ xanh tươi hơn”, đặt hàng những chiếc máy thế hệ mới nhất tới địa điểm nước ngoài mà họ lựa chọn. 

Nhưng các công ty khai thác nhỏ với nguồn vốn còn hạn chế và ít kết nối quốc tế hơn khó có thể chuyển địa điểm của mình một phần bởi đại dịch, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và vận chuyển cũng như chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Theo một chuyên gia nói với CNBC, các công ty khai thác quy mô trung bình “bị ảnh hưởng lớn” trong cuộc đàn áp năm nay. Họ không thể giảm tải thiết bị của mình để bù đắp tổn thất, cũng như không thể khai thác hết công suất trở lại, vì dấu vết điện của họ rất dễ bị tìm thấy.

Nhưng đối với các loại hình nhỏ hơn, như loại mà Ben đang chạy, việc “đi” dưới tầm radar lại dễ dàng hơn. Một số người “thợ mỏ” đã chia hoạt động khai thác của họ thành nhiều đơn vị tại khu vực mà các nhà chức trách ít để ý đến. Những người khác thì sử dụng nguồn điện nhỏ, cục bộ, giống như những con đập nhỏ ở vùng nông thôn không được kết nối với lưới điện chính.

“Khai thác tiền điện tử hiện không còn là một công việc kinh doanh lớn nữa”, một thợ đào bitcoin có kinh nghiệm trên khắp thế giới, kể cả ở Trung Quốc, cho biết. Thay vào đó, ngành công nghiệp này đã trở thành một hoạt động nhỏ lẻ, với “một vài nghìn thợ mỏ ở đây, một vài nghìn thợ mỏ ở kia”.

“Nó giống như một loại miếng ego tạm thời cho ‘vết thương’, để dần tích vốn giúp chuyển những hoạt động khai thác ra khỏi đất nước”.

(Còn tiếp)

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…