Hỗn loạn trên không phận Idlib, không quân Syria mất 2 máy bay chiến đấu

Ngày 01/03/2020, các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ và mạng xã hội tuyên bố, lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn bắn hạ một máy bay của Quân đội Syria đang ném bom Saraqib ở phía đông Idlib.

Một số nguồn tin ủng hộ Hay’at Tahrir Al-Sham (HTS, al-Qaeda) tuyên bố rằng, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một chiếc Su-24 của Nga. Nhưng Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ tuyên bố này. 

Video do lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, chiếc 'máy bay chiến đấu' bị bắn rơi là một chiếc máy bay không người lái cờ hiệu Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Chiếc UCAV bị bắn hạ là loại Anka.

Dựa trên sự vui mừng của các phần tử thánh chiến, có thể chính các tay súng này đã bắn hạ UCAV Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng phòng không Syria cũng tuyên bố bắn hạ chiếc UCAV này, nhưng khả năng thấp hơn rất nhiều.

Chiếc máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ rơi trên không phận Idlib. Video truyền thông Twitter

Thực tế quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp cho các nhóm Hồi giáo cực đoan thánh chiến rất nhiều tên lửa phòng không MANPAD, do không có khả năng phân biệt địch ta, các tay súng khủng bố có thể đã bắn hạ chính UCAV Thổ Nhĩ Kỳ.

Cùng ngày 01.03.2020, theo hãng thông tấn nhà nước SANA, lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn bắn hạ 2 máy bay chiến đấu Syria trên không phận tỉnh Idlib. Các phi công nhảy dù an toàn và rơi xuống khu vực do quân đội Syria kiểm soát.

Máy bay chiến đấu của quân đội Syria bị bắn rơi ở Idlib. Video truyền thống mạng Twitter

SANA dẫn nguồn tin quân sự cho biết, lực lượng phòng không quân đội Syria quyết định đóng không phận Idlib, mọi phương tiện bay không có thông báo đều được coi là thù địch. Nhưng những sự cố diễn ra liên tiếp cho thấy, các lực lượng vũ trang Syria có kỹ năng tác chiến rất kém và tâm lý hiện đang rối loạn và suy sụp.

Thực tế này cho thấy, các đơn vị quân đội Syria đang đối mặt với những tổn thất rất lớn và chưa sẵn sàng để chiến đấu với một lực lượng quân sự mạnh hơn nhiều lần như Thổ Nhĩ Kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…