“Habeco chọn Carlsberg làm đối tác chiến lược là không thành công"

Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho rằng, việc chọn Tập đoàn bia Carlsberg làm đối tác chiến lược là không thành công trong hợp tác chiến lược để phát triển doanh nghiệp, thậm chí có n
“Habeco chọn Carlsberg làm đối tác chiến lược là không thành công"

Việc chọn cổ đông chiến lược nước ngoài có cùng ngành, lĩnh vực hoạt động và đang có các hoạt động cạnh tranh trên thị trường là không phù hợp

Báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, qua thực tế cổ phần hóa các doanh nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước và xuất phát từ vai trò của cổ đông chiến lược trong hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp cổ phần hoá về thị trường, kỹ thuật, công nghệ, đổi mới quản trị doanh nghiệp, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp quy mô lớn cần thiết phải có cổ đông chiến lược.

Tuy nhiên, việc thoái vốn theo lô để tìm kiếm được nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, có khả năng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp không hề đơn giản.

Theo báo cáo này, việc chọn cổ đông chiến lược nước ngoài có cùng ngành, lĩnh vực hoạt động và đang có các hoạt động cạnh tranh trên thị trường là không phù hợp vì các doanh nghiệp không cùng mục tiêu chiến lược, thậm chí là đối thủ cạnh tranh của nhau.

Dẫn trường hợp như Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Ban chỉ đạo cho rằng việc chọn Tập đoàn bia Carlsberg làm đối tác chiến lược là không thành công trong hợp tác chiến lược để phát triển doanh nghiệp, thậm chí có nguy cơ bị thôn tính.

Carlsberg là một trong những công ty đa quốc gia Đan Mạch đầu tiên vào Việt Nam và thực hiện đầu tư đầu tiên của mình vào năm 1993. Năm 2009, Carlsberg trở thành một trong các nhà đầu tư chiến lược của Habeco sau khi mua lại hơn 17% cổ phần Habeco. Khi mua vào cổ phần Habeco, Carlsberg vừa thực hiện IPO với mức giá 50.100 đồng/cổ phiếu.

Chỉ sau vài năm trở thành cổ đông chiến lược của Habeco, Carlsberg tiếp tục tỏ rõ mong muốn được sở hữu 30% cổ phần Habeco. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Carlsberg vẫn chưa mua thêm được cổ phần nào của Habeco.

Giải thích cho sự chậm trễ này, tại Đại hội cổ đông 2015, lãnh đạo Habeco cho biết, công ty đang còn phải xem xét và thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Công Thương.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hôm 28/10 vừa qua, Habeco đã chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán UpCOM trước khi thoái tiếp vốn. Tuy nhiên, giá cổ phiếu Habeco tăng mạnh ngoài dự đoán đang khiến phía Carlsberg tỏ rõ lo ngại.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg mới đây, ông Tayfun Uner - Giám đốc điều hành của Carlsberg Việt Nam – nói việc giá cổ phiếu Habeco trên thị trường hiện đã tăng gần gấp 3 lần kể từ ngày niêm yết đầu tiên (28/10) không phản ánh chính xác giá trị thực của công ty này.

Ông Tayfun Uner cho rằng, giá cổ phiếu của Habeco tăng mạnh là do “hoạt động mua đầu cơ với khối lượng giao dịch rất thấp” và mức giá niêm yết chào sàn hôm 28/10 vừa qua 39.000 đồng/cổ phiếu là hợp lý. Ông này cũng cho rằng mức giá khoảng 48.000 đồng/cổ phiếu cũng "chấp nhận được".

Tại bài viết này, phía Carlsberg cũng tiết lộ, hiện Carlsberg đang đàm phán với Bộ Công Thương để mua lại 61,79% cổ phần của Habeco và lên kế hoạch mua tham gia đấu thầu cạnh tranh mua 20% cổ phần còn lại. Carlsberg đang sở hữu 17,51% cổ phần Habeco.

Không chỉ bày tỏ quan điểm về mức giá của Habeco, ông Uner cũng nhắc tới “kỳ vọng Chính phủ Việt Nam sẽ tôn trọng quyền ưu tiên của Carlsberg” và khẳng định “muốn giữ và phát triển thương hiệu Bia Hà Nội”.

Liên quan tới việc thoái vốn Nhà nước tại Habeco, tại buổi làm việc với Tổ công tác Chính phủ ngày 14/11 vừa qua, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: “Nhà nước không bán bia" nhưng công tác thoái vốn phải đảm bảo không mất vốn Nhà nước. Không được chủ quan và phải làm thế nào để vừa bán được giá cao nhất mà không mất thương hiệu".

Trước đó, truyền thông cũng nhiều lần đề cập thời một số nguồn thông tin cho rằng, Habeco không muốn bán cổ phần cho cổ đông chiến lược Carlsberg do lo ngại mất thương hiệu. Thực tế sau nhiều năm hợp tác, những thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên về đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, thiết bị, mở rộng thị trường và nâng cấp quản trị,… đều vẫn còn bỏ ngỏ.

Nguồn tin này có cơ sở khi cuối năm 2015, tại Hội nghị tổng kết công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương, ông Nguyễn Hồng Linh, Tổng giám đốc Habeco bất ngờ thông báo về "sự thất vọng với Carlsberg". Carlsberg đã nắm trong tay mọi bí mật kinh doanh của Habeco nhưng không mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp bia này. Lãnh đạo Habeco cũng gọi đây là "bài học xương máu".

Chưa kể, từ khi hợp tác với Carlsberg thì tình hình kinh doanh của hãng này không có nhiều khởi sắc. Dẫn chứng, kết quả kinh doanh của Habeco trong nửa đầu năm 2016, lợi nhuận sau thuế của tổng công ty này chỉ đạt mức 319 tỷ đồng, giảm 41% so với con số 540 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Bản thân Habeco cũng để mất vị trí thứ 2 trên thị trường vào tay một hãng bia ngoại khác là Heineken.

Theo Phương Dung/Dân trí

>> Bước cuối thương vụ Carlsberg mua Habeco 

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...