Horizon Worlds đang dần mất người dùng, Meta thiếu đi mục tiêu chiến lược

Horizon Worlds, metaverse hàng đầu của Meta, hiện vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về hiệu suất nội bộ, theo các tài liệu được The Wall Street Journal xem xét.
Horizon Worlds đang dần mất người dùng, Meta thiếu đi mục tiêu chiến lược

Theo The Wall Street Journal đưa tin, Meta ban đầu đặt mục tiêu đạt 500.000 người dùng hoạt động hàng tháng trong Horizon Worlds vào cuối năm, nhưng con số hiện tại còn chưa đến 200.000. Ngoài ra, các tài liệu cũng cho thấy hầu hết người dùng không quay lại Horizon sau tháng đầu tiên trên nền tảng này và số lượng người dùng đã giảm dần kể từ mùa xuân. 

Chỉ có 9% của Horizon Worlds được ít nhất 50 người ghé thăm và hầu hết phần còn lại của metaverse này chưa bao giờ được ghé thăm.

Báo cáo được đưa ra khi cổ phiếu của Meta đang trên đà sụt giảm, kèm theo đó là số lượng người dùng giảm dần và các nhà quảng cáo cân nhắc lại chi tiêu. Tính đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu Meta đã giảm 62% trong năm nay.

Công ty đã đổi tên thương hiệu từ Facebook thành Meta vào năm ngoái, như một động thái nhằm phản ánh tham vọng của công ty trong việc vượt ra ngoài lĩnh vực truyền thông xã hội. 

Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng metaverse, một thế giới ảo cho phép người dùng làm việc và giải trí cùng nhau. Từ đó, Meta đã tạo ra Horizon Worlds, một mạng lưới các không gian ảo, nơi người dùng có thể tương tác với nhau dưới dạng hình đại diện. Các cá nhân có thể truy cập Horizon Worlds thông qua bộ headset thực tế ảo Meta Quest.

Trong một nỗ lực để khơi dậy sự chú ý đối với metaverse, Mark Zuckerberg mới đây đã tiết lộ bộ headset thực tế ảo mới nhất của công ty, được gọi là "Meta Quest Pro", tại hội nghị Meta’s Connect vào đầu tuần qua. Thiết bị có giá 1.500 USD và sở hữu các công nghệ tân tiến, chẳng hạn như chip máy tính di động Snapdragon cao cấp. 

Horizon Worlds

Một phát ngôn viên của Meta nói với The Wall Street Journal rằng công ty sẽ tiếp tục cải tiến metaverse, vốn luôn được coi là một dự án kéo dài nhiều năm. Đại diện cho Meta đã không trả lời ngay yêu cầu bình luận của CNBC.

Meta từng tiết lộ sẽ phát hành phiên bản web của Horizon Worlds cho thiết bị di động và máy tính trong năm nay, nhưng người phát ngôn chưa cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...