Huawei tìm cách lật ngược lệnh cấm của FCC

Huawei đang tìm cách lật ngược phán quyết của Uỷ ban truyền thông liên bang Hoa Kỳ (FCC) về việc cấm sử dụng Quỹ Dịch vụ Toàn cầu (USF) mua thiết bị từ Huawei.
Huawei tìm cách lật ngược lệnh cấm của FCC

Vào tháng trước, Uỷ ban truyền thông liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã đưa ra lệnh cấm sử dụng Quỹ dịch vụ Toàn cầu (USF) trị giá 8,5 tỷ USD mỗi năm để mua thiết bị và dịch vụ từ các công ty gây ra mối đe doạ an ninh quốc gia. Cơ quan quản lý này đã chỉ định Huawei và ZTE là các công ty sẽ nằm trong lệnh cấm này. 

Vào tối thứ Tư (4/12), Huawei đã đệ trình đơn đề nghị xem xét lại vụ việc tại Toà án kháng án lưu động Hoa Kỳ Vùng 5 ở Louisiana. Trong đơn thỉnh cầu, Huawei tuyên bố phán quyết của USF đã “vượt quá thẩm quyền theo luật định của cơ quan và vi phạm luật liên bang, hiến pháp và các điều luật khác”. 

Công ty tin rằng phán quyết của FCC đã tước đi các biện pháp bảo vệ đúng đắn khỏi Huawei bằng cách dán nhãn mối đe doạ an ninh quốc gia cho công ty. 

Huawei yêu cầu toà án coi lệnh cấm của FCC là bất hợp pháp. 

Giám đốc an ninh của Huawei Hoa Kỳ, Andy Purdy chia sẻ với CNBC: “Đây là cơ hội để chúng tôi sử dụng một trong những cơ chế hợp pháp để có thể ngăn chặn chính phủ Hoa Kỳ tìm cách ‘tiêu diệt’ Huawei.” “Họ đã đi quá xa, và đây là cách để chúng tôi tuyên bố Huawei đã phải chịu đựng quá đủ,” ông Purdy nói thêm. 

Vào đầu năm nay, Huawei đã bị đưa vào danh sách đen thương mại Hoa Kỳ, giới hạn các công ty Mỹ làm việc việc với Huawei. Việc này đã gây ảnh hưởng không nhỏ bởi vẫn còn một số nhà mạng tại khu vực nông thôn Hoa Kỳ vẫn còn dựa vào thiết bị của Huawei. 

Quỹ dịch vụ toàn cầu (USF) cung cấp các khoản trợ cấp để tăng cường các dịch vụ viễn thông vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa cho trường học và thư viện. 

Glen Nager, cố vấn chính của Huawei cho biết trong một tuyên bố rằng quyết định của FCC cấm các công ty sử dụng quỹ USF để mua thiết bị Huawei là vượt quá thẩm quyền vì FCC không được phép đưa ra phán quyết liên quan tới an ninh quốc gia hay hạn chế sử dụng USF dựa trên những đánh giá vô căn cứ. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…