Huawei ưu tiên sản xuất chip AI thay vì dòng smartphone đang bán chạy nhất

Với nhu cầu tăng vọt về chip trí tuệ nhân tạo (AI) của Huawei cùng với những hạn chế trong sản xuất đã buộc “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc phải ưu tiên AI và giảm tốc độ sản xuất điện thoại Mate 60 cao cấp…

Huawei ưu tiên sản xuất chip AI thay vì dòng smartphone đang bán chạy nhất

Trong một báo cáo độc quyền được đăng tải bởi Reuters cho thấy, công ty viễn thông - công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei có kế hoạch dồn lực tập trung vào việc tăng cường sản xuất chip AI Ascend 910B của mình thay vì dòng điện thoại Mate 60 cao cấp.

Trên thực tế, Huawei sản xuất cả chip AI Ascend 910B và chip Cortex cho Mate 60 tại cùng một cơ sở nhà máy. Tuy nhiên, sản lượng tại nhà máy này vẫn dậm chân ở mức thấp, vì vậy công ty hiện có kế hoạch ưu tiên hơn cho chip AI.

Nhu cầu về chip Ascend, hỗ trợ đào tạo các mô hình AI, đang tăng lên nhanh chóng tại địa phương bởi các công ty AI Trung Quốc gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng sau khi Mỹ áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu chip. Điều này đã thúc đẩy các nhà phát triển AI nội địa sử dụng các lựa chọn thay thế trong nước như chip Ascend 910B của Huawei.

Ascend 910B được nhiều người coi là chip AI có tính cạnh tranh nhất hiện có ở Trung Quốc nếu đem ra so sánh với chip H100 của Nvidia.

Và bằng cách trì hoãn việc sản xuất chip cho Mate 60, Huawei có thể tập trung vào việc cải thiện số lượng cho Ascend 910B. Trong một phân tích của tờ South China Morning Post, với việc Mate 60 đã giúp Huawei đánh bại doanh số bán điện thoại của Apple tại nước này vào năm 2023, động thái mới trong ưu tiên sản xuất của Huawei đang trở thành một màn cược thú vị vào tầm quan trọng của AI đối với công ty.

Huawei luôn kín tiếng về khả năng và tham vọng sản xuất chip của mình và có rất ít thông tin công khai về tiến độ hoặc cách họ quản lý sản xuất chip tiên tiến.

Những tiến bộ của Huawei đã ngày một rõ ràng hơn sau khi công ty gây bất ngờ cho thị trường với màn ra mắt dòng điện thoại Mate 60 vào tháng 8/2023, vào cùng thời điểm chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo.

Các thiết bị cầm tay Mate 60 liên tục hết hàng, và những người mua đã phàn nàn về thời gian chờ đợi hàng tháng trời. Mặc dù vậy, nhà cung cấp dữ liệu Counterpoint cho biết, dòng sản phẩm này chính là động lực giúp Huawei lấy lại vị thế thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu Trung Quốc trong hai tuần đầu năm 2024.

Phân tích trực tuyến cho thấy điện thoại sở hữu chip do Trung Quốc sản xuất có khả năng cung cấp tốc độ viễn thông thế hệ thứ năm (5G). Các nhà phân tích cho rằng Huawei có thể đã đạt được điều này nhờ bí quyết từ nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất Trung Quốc, SMIC, thông qua cách tinh chỉnh các máy in thạch bản cực tím sâu. Tuy nhiên, quá trình này tốn nhiều công sức, chi phí và có khả năng kém hiệu quả hơn so với các máy cực tím tiên tiến hơn mà Mỹ đã ngăn cản các nước thứ ba bán cho Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Trung Quốc cho đến nay đã cố gắng tạo dấu ấn riêng trong cuộc đua AI toàn cầu nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều bất lợi về mặt phát triển. Các công ty như Baidu đã phát hành mô hình ngôn ngữ và chatbot AI ra công chúng, nhưng vẫn chưa thể nào đạt được quy mô như ChatGPT của OpenAI hay Bard của Google.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...