Tỷ phú Thái Lan có “mua hớ” cổ phiếu Vinamilk?

SCIC đã bán được 60% khối lượng cổ phiếu Vinamilk chào bán với giá 144.000 đồng/Cp, cao hơn giá thị trường cùng thời điểm. Tỷ phú Thái Lan – chủ của Tập đoàn đồ uống F&N đã phải chi ra hơn 11 nghìn tỷ
Tỷ phú Thái Lan có “mua hớ” cổ phiếu Vinamilk?

Hai quỹ ngoại F&N đã mua 78 triệu cổ phiếu Vinamilk trong phiên đấu giá ngày 12/12/2016

Lộ diện “tay chơi” lớn

Ngày 12/12, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM thông báo kết quả phiên chào bán cạnh tranh lô 130,6 triệu cổ phiếu VNM- Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), chiếm 9% vốn điều lệ. Lô cổ phiếu này thuộc sở hữu của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cần thoái vốn theo chỉ đạo của Chính phủ.

Phiên đấu giá cổ phiếu “vua” này chỉ thu hút 2 nhà đầu tư nước ngoài tham gia với tổng lượng đăng ký mua là 5,4% cổ phần. Kết quả, hai quỹ F&N Dairy Investment và F&N Bev Manufacturing đã trúng đấu giá với khối lượng 78.378.300 cổ phiếu, chiếm 60% tổng lượng cổ phần Vinamilk được phía SCIC chào bán. Giá trúng đấu giá là 144.000 đồng/CP, cao hơn 6,7% thị giá mã VNM cùng thời điểm (133.700 đồng/CP phiên 12/12/2016).

Đây cũng là phiên đấu giá có khối lượng và giá trị cổ phần thu về lớn nhất trong năm 2016, thu hút giới đầu tư trong và ngoài nước.

Dù chỉ bán được 60% khối lượng cổ phần chào bán, nhưng phiên đấu giá 9% cổ phiếu Vinamilk đã giúp SCIC thoái vốn thành công khi tìm được nhà đầu tư lớn. Và mức giá bán cũng cao hơn thị trường.

Được biết, hai quỹ này thuộc sở hữu của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi là chủ của Tập đoàn đồ uống F&N (trụ sở tại Singapore). Với việc trả giá khá cao, tỷ phú Thái đã phải chi ra hơn 11.286 tỷ đồng (khoảng 500 triệu USD) cho thương vụ đình đám này, tức đắt hơn giá thị trường cổ phiếu VNM khoảng 800 tỷ đồng.

Trong cơ cấu cổ đông, quỹ F&N Dairy Investment đang là cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk với tỷ lệ sở hữu đạt xấp xỉ 11%. Đại diện vốn của quỹ này là ông Lee Meng Tat, thành viên Hội đồng quản trị của Vinamilk.

Xét ở góc độ đầu tư, Vinamilk và cổ phiếu VNM hiện là tâm điểm chú ý của nhà đầu tư trong và ngoài nước bởi tiềm năng, giá trị doanh nghiệp đầu ngành, hiệu quả kinh doanh tốt, tăng trưởng cao… Do đó, giá trị cổ phiếu VNM luôn được định giá ở mức cao và đem lại nhiều giá trị tốt hơn cho nhà đầu tư.

Trong nhiều năm qua, Vinamilk duy trì tốc độ tăng trưởng kinh doanh rất tốt giúp cho giá trị cổ phiếu VNM trên sàn được duy trì ổn định ở mức cao và cổ tức chi trả rất cao. Riêng năm 2015, cổ tức của Vinamilk ở mức 60% bằng tiền mặt.

Mới đây, Vinamilk công bố kết quả kinh doanh quý 3/2016 với doanh thu đạt 12.266 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.045 tỷ đồng, tăng hơn 19%.

Luỹ kế 9 tháng qua, doanh thu tăng trưởng 17,6%, đạt 35.127 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt mức 9.033 tỷ đồng, tăng hơn 27%. Chỉ sau 3 quý kinh doanh khả quan, công ty đã hoàn thành 90% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tham vọng của tỷ phú Thái ?

Đợt thoái vốn 9% đầu tiên của SCIC này thực sự là cơ hội hiếm có dành cho các nhà đầu tư muốn sở hữu “gà đẻ trứng vàng” Vinamilk, nhất là Tập đoàn F&N có tham vọng thâm nhập thị trường sữa Việt Nam.

Việc chi ra khoảng 500 triệu USD để sở hữu 5,4% cổ phần Vinamilk, theo một số nhà đầu tư, dù có đắt hơn thị trường 800 tỷ đồng song cũng không phải là “giá hớ”. Với sức khoẻ tốt của Vinamilk, lợi thế doanh nghiệp đầu ngành và chiếm 49% thị phần sữa nước… là những cơ hội thâm nhập thị trường đồ uống, thực phẩm Việt Nam thông qua sở hữu cổ phiếu Vinamilk.

Trước đó, lãnh đạo F&N cũng bày tỏ tham vọng mở rộng thị trường Đông Nam, để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với 2 gã khổng lồ PepsiCo Inc. và Coca Cola Co của Mỹ. Và Vinamilk được nhắm đến là “con đường ngắn nhất để chiếm lấy thị phần”. Từ lâu, tập đoàn này vẫn chờ đợi thời điểm lý tưởng nhất để mua lại cổ phần và dĩ nhiên, sẽ không trả giá quá cao để thâu tóm do lo sợ sẽ “huỷ hoại các giá trị” nếu vượt quá giới hạn.

Cơ hội đã đến khi Chính phủ liên tục hối thúc SCIC thực hiện thoái vốn tại 10 doanh nghiệp đứng đầu các ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm chi phối, như Bia, sữa, đồ uống… để thu hút nguồn lực bên ngoài. Hơn nữa, ngày 20/7, Vinamilk đã được nới room khối ngoại lên 100% tạo cơ hội cho nhà đầu tư sở hữu tối đa doanh nghiệp. Điều này sẽ rộng đường cho F&N tham gia sâu vào doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, việc thoái vốn khỏi Vinamilk được SCIC và đơn vị tư vấn xác định là một nhiệm vụ khó khăn do tính chất quan trọng của thương vụ, trong đó, cân nhắc kỹ phương án thoái vốn, số lượng chào bán, giá bán… cũng như thời điểm thực sự thuận lợi để đảm bảo tối ưu lợi ích của nhà nước.

Điểm khó nữa là quy định tham gia đấu giá Vinamilk, nhà đầu tư bắt buộc phải đặt cọc 10% giá trị chào mua. Khối lượng chào bán Vinamilk lên tới hơn 78 triệu cổ phần, chiếm 9% vốn và giá cổ phiếu VNM luôn ở mức trên 110.000 đồng/CP khiến cho việc lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh càng khó khăn. Ước tính hai quỹ của tỷ phú Thái Lan phải đặt cọc hơn 1.100 tỷ đồng để đủ điều kiện tham gia đấu giá cạnh trạnh.

Sau đấu giá, SCIC vẫn đang bị ế 52 triệu cổ phiếu Vinamilk, tương ứng giá trị thị trường khoảng 6.952 tỷ đồng. Vậy ai sẽ có đủ tiềm lực tài chính để mua nốt lô cổ phần này trong thời gian tới. Nhân tố bí ẩn hiện vẫn chưa lộ diện.

Dù vậy đợt chào bán thành công cho F&N được xem như cú hích cho việc thoái vốn của SCIC tại Vinamilk – khi “đầu xuôi, đuôi lọt”, đồng thời mở màn cho các đợt sóng thoái vốn khỏi hàng chục doanh nghiệp nhà nước lớn tiếp theo như Habeco, Sabeco…

Thu Hằng

>> Bộ Tài chính hé lộ bán vốn Vinamilk: "Có cô gái đẹp ra đi thì phải xem xét"

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...